1. Vận mẫu đơn (Nguyên âm): Bao gồm: a, o, e, i, u, ü, “er”
1) a: đọc giống “a” trong tiếng Việt.
2) o: đọc giống “ô” trong tiếng Việt.
3) e: đọc giống “ưa” tiếng Việt, đứng sau “d, t, l, g, k, h” không kết hợp với các nguyên âm khác.
4) i:
– Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt
– Vị trí 2: đoc giống “ư” trong tiếng Việt và chỉ xuất hiện sau “z, c, s” và“zh, ch, sh, r”.
5) u: đọc giống “u” trong tiếng Việt.
6) ü: đọc giống “uy” trong tiếng Việt.
7) er: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt nhưng uốn cong lưỡi.
2. Thanh mẫu (Phụ âm đầu): Bao gồm 21 phụ âm
1) b: (p) đọc giống “p” tiếng Việt.
2) p: (p’) đọc giống “p” tiếng Việt nhưng bật hơi.
3) m: (m) đọc giống “m” tiếng Việt.
4) f: (f) đọc giống “ph” tiếng Việt.
5) d: (d) đọc giống “t” tiếng Việt.
6) t: (t’) đọc giống “th” tiếng Việt.
7) l: (l) đọc giống “l“ tiếng Việt.
8) n: (n) đọc giống “n” tiếng Việt.
9) z: (ts) đọc âm đầu lưỡi trước, tác sát, trong, không đưa hơi, khi phát âm đưa trước đầu lưỡi bịt chặt phía sau chân răng trên cho hơi tắc lại.
10) c (ts’) đọc âm đầu lưỡi trước, tắc sát, trong, đưa hơi, cách phát âm giống phụ âm “z” ở trên nhưng phải bật hơi mạnh.
11) s: âm đầu lưỡi trước, sát, trong, khi phát âm, đầu lưỡi phí trước đặt gần mặt sau răng trên, hơi cọ sát ra ngoài.
12) zh: (t,s) âm đầu luỡi sau, đọc giống “tr” tiếng Việt.
13) ch: (t,s’) âm đầu lưỡi sau, đọc giống “tr” tiếng Việt, nhưng bật hơi
14) sh: (,s) âm đầu lưỡi sau, giống “s” tiếng Việt có uốn lưỡi.
15) r: (z,) âm đầu lưỡi sau, giống “r” tiếng Việt cong lưỡi, chú ý không rung lưỡi.
16) j: đọc giống “ch” tiếng Việt
17) q: đọc giống “ch” tiếng Việt, bật hơi mạnh.
18) x: đọc giống “x” tiếng Việt.
19) g: (k) đọc giống “c” và “k” tiếng Việt
20) k: (k’) đọc giống “kh”, khác là bật hơi mạnh.
21) h: (x) đọc giống “h” tiếng Việt nhưng là âm cuốn lưỡi
3/ Vận mẫu (Các nguyên âm đôi)
Vận mẫu kép |
Vận mẫu mũi |
Vận mẫu |
Cách đọc |
Vận mẫu |
Cách đọc |
ai
ei
ao
ou
ia
ie
iao
iou
ua
uo
uai
uei
üe |
ai
ây
ao
âu
i+a
i+ê
i+ao
i+âu
u+a
u+ô
u+ai
u+ây– uy+ê
|
an
en
ang
eng
ong
ian
in
iang
ing
iong
uan
uen
uang
ueng
üan
ün |
an
ân
ang
âng
ung
i+en
in
i+ang
ing
i+ung
u+an
u+ân
u+ang
u+âng
uy+en
uyn |
4/ Thanh điệu
Hệ thống Thanh điệu (dấu) |
Kí hiệu |
Cách đọc |
Ví dụ |
Thanh 1 |
- |
Đọc giống như không có dấu gì
trong tiếng Việt |
bā - số 8 |
Thanh 2 |
/ |
Đọc giống như dấu sắc
trong tiếng Việt |
bá - nhổ |
Thanh 3 |
v |
Đọc giống như dấu hỏi
trong tiếng Việt |
bǎ - bó |
Thanh 4 |
\ |
Đọc nằm giữa dấu huyền và dấu nặng trong tiếng Việt, nhưng giáng âm |
bà - bố |
Thanh 5
(hay còn gọi là thanh nhẹ, thanh không ) |
|
Đọc giống như không có dấu gì
trong tiếng Việt |
ba - nhé |