KHOA DU LỊCH & NGOẠI NGỮ HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 55 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TẢN MẠN CHUYỆN NGHỀ, CHUYỆN TRƯỜNG

Thứ ba - 06/10/2020 15:40
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng chỉ ra rằng: “Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý... nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các các nghề sáng tạo... Vì nó tạo ra những con người sáng tạo”. Người thầy với tâm hồn trong sáng, với lý tưởng cao cả “tất cả vì học sinh thân yêu”. 
          Trường tôi - ngôi nhà thứ hai của tôi, theo đúng nghĩa, đang chuẩn bị rất kỹ cho một ngày lễ lớn - Lễ kỷ niệm 62 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
          Mười lăm năm chưa phải là dài đối với một đời người và nó không dài so với cuộc đời làm nhà giáo, nhưng 15 năm qua với những biến động thăng trầm của một ngôi trường thì khó có ai có thể ngồi khắc lại từng tháng, từng ngày, từng năm đã đi qua,vẫn biết rằng cuộc đời nhà giáo là những người đưa đò, không phải đưa đò ở một bến đò mà có nhiều người có khi còn nhiều hơn thế. Dù sao thì mười lăm năm qua, tại ngôi trường Đại học Sao Đỏ này, từ những ngày đầu hối hả cho đến ngày hôm nay là một hành trình dài với biết bao kỷ niệm ,với biết bao nhiêu vinh quang và khó nhọc mà mỗi người trong chúng ta đã cùng nhau góp sức, chung tay xây dựng cơ đồ sự nghiệp của riêng mình.
          Tôi đến với nghề Sư phạm, trở thành giáo viên như là một cơ duyên. Mang theo tâm trạng có chút tò mò, có chút băn khoăn, có chút “phục tùng” và mang chút hồi hộp. Bốn năm đại học về ngành Địa lý ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc mình sẽ trở thành 1 giáo viên ở 1 trường kĩ thuật. Có lẽ là công việc chọn người và tôi đến với nghề giáo như định mệnh của số phận ngay khi vừa tốt nghiệp. Với hành trang là kiến thức chuyên môn về Địa lý và chưa được trang bị nhiều về nghiệp vụ du lịch.
1
           Tôi ban đầu mò mẫm, làm theo cái tài, cái tâm và cái đức của mình - một cô giáo tập sự. Tôi đứng trên giảng đường với một tư thế hoàn toàn khác, mang trên vai một sứ mệnh lớn lao. Mỗi lần đón sinh viên mới, tiếp nhận một lớp học mới, tôi hồi hộp vì chẳng rõ mình sẽ gặp những bạn trẻ thế nào? Họ cần gì, muốn gì? Họ mang những tâm tư gì vào lớp học? Mục tiêu họ muốn đạt tới là gì?... Chừng ấy câu hỏi làm tôi – một cô giáo trẻ – phải trăn trở về những gì sẽ làm. 
          Rồi tôi lần lượt đi học các lớp nghiệp vụ, nâng cao chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, học lên Thạc sĩ…và rất nhiều nghiệp vụ khác nữa. Những điều đó làm cho tôi vững vàng khi lên lớp hay ở ngoài lớp, khi tiếp xúc với học sinh sinh viên. Tôi nghiệm được một điều rằng, cứ làm đi, bạn sẽ đi đúng đường nếu làm theo cái tâm, cái đức và sự nhiệt huyết của mình. Thực tế có rất nhiều điều xảy ra mà đôi khi mình lường chưa hết được, mình còn phải học rất nhiều, phải linh hoạt và mềm dẻo tương ứng với mỗi một tình huống sư phạm, mỗi một hoàn cảnh khác nhau.
          Và có lẽ điều quan trọng nhất đối với tôi khi mới chập chững bước vào nghề đó là tôi được sống trong một môi trường thuận lợi, một tập thể đoàn kết, hết lòng vì đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm. Cái tâm đắc nhất theo tôi là “lương tâm, trách nhiệm” của tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên đối với học sinh sinh viên. Bản thân họ không chỉ là người dạy, người quản lý mà còn là người phục vụ tận tình, tâm huyết với người học. Để có lương tâm trước hết người thầy phải có “đạo đức, nghề giáo”; như Hồ Chủ tịch căn dặn: “Giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản thì còn làm nổi việc gì”. Cho nên Người thường khích lệ, động viên giáo viên và những cán bộ giáo dục phải bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tình cảm tốt đẹp. Đối với phương pháp giáo dục, Người đã từng căn dặn phải giáo dục bằng tình thương yêu, hiểu biết lẫn nhau và bằng tình đoàn kết gắn bó. Người Thầy phải là người yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu chăm sóc giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo.  
          Tôi là thế hệ đi sau, không được nhìn thấy trường từ những ngày đầu thành lập, chỉ được nghe kể qua những thế hệ đi trước, nhưng tôi có thể cảm nhận được một phần nào nỗi cơ cực cũng như sự nỗ lực hết sức mình để vượt qua được những ngày đầu khó khăn cộng với sự không thuận lợi về con người, khí hậu và địa lý. Họ đã trải qua những nốt thăng trầm cùng ngôi trường này, họ đã từng vừa là người thầy vừa là người tăng gia sản xuất, rồi là người công nhân trong những giai đoạn tưởng một mất một còn. Rồi cùng với sự đoàn kết, sự nỗ lực lớn lao, sự tâm huyết, với sự giúp đỡ của cấp trên, họ đã vực dậy được ngôi trường khang trang, bề thế. Từ ngôi trường có lúc không có học sinh, bây giờ là hàng ngàn học sinh sinh viên, từ trường trung học cơ điện, trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ và giờ đã là trường Đại học Sao Đỏ. Nhưng hơn thế nữa, có lẽ là cái thương hiệu mà các thế hệ thầy cô đã tạo ra được, là những học sinh sinh viên vững vàng kiến thức, tay nghề đáp ứng được công việc của các doanh nghiệp, đáp ứng được sự phát triền không ngừng của công nghệ, của xã hội.
2

          Thấm thoắt thời gian đã trôi qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên có người đã và đang chờ nghỉ, có thầy cô mới về công tác tóc vẫn còn xanh nay đã điểm bạc. Khi được làm việc với họ tôi cảm nhận được các mối quan hệ cá nhân lành mạnh có tác dụng tạo nên mối quan hệ lành mạnh trong tập thể. Các mối quan hệ cá nhân được xây dựng dựa trên sự hiểu biết, sự thông cảm lẫn nhau và dựa trên những mục tiêu chung của tập thể. Những thầy cô đi trước chính là người giúp tôi hiểu được rằng làm người thầy luôn phải quan tâm “Dân chủ - Kỷ cương -Tình thương - Trách nhiệm”. Có thể nói, để xây dựng được các mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa Hiệu trưởng với các giáo viên, nhân viên và giữa các cán bộ giáo viên với nhau cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản: cởi mở, tôn trọng, chân thành, tin tưởng nhau, đối xử công bằng, biết đánh giá, biết sử dụng đúng người đúng việc, biết động viên khuyến khích và khen ngợi người khác đúng lúc và kịp thời. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thức được là việc có được các mối quan hệ cá nhân tốt vẫn chưa đủ để tạo ra bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trường. Để có được bầu không khí sư phạm lành mạnh, người Hiệu trưởng còn phải xây dựng được các mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa các tổ chức với các cá nhân một cách lành mạnh. Và ngôi trường Đại học Sao Đỏ đã làm được điều ấy. Tôi và những người kế tục sự nghiệp hôm nay luôn tự khuyên nhủ lòng mình hãy phấn đấu xứng đáng với truyền thống lớp người đi trước để khỏi hổ thẹn với thời gian.
Những thế hệ trước đã làm được những điều thật tuyệt vời, thế hệ chúng tôi, thế hệ trẻ phải làm sao để tiếp tục sự nghiệp đó. Thế hệ hôm nay phải làm cho ngôi trường này là nơi dạy học hiện đại, trở thành 1 trường Đại học trọng điểm của vùng Đông Bắc trong tương lai.
          Lễ kỷ niệm 62 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam đã tới gần, rồi những ngày đặc biệt như thế này sẽ trôi qua, nhưng nó lắng lại trong mỗi thầy, mỗi cô, mỗi học sinh sinh viên các thế hệ những điều thật sâu sắc và rồi để nhớ, tri ân và thì thầm lời biết ơn sâu sắc nhất tới thầy cô đã đang và sẽ tiếp tục chèo lái con thuyền Đại học Sao Đỏ đi đến bến bờ của tri thức, của tình người và của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thảo - GV Khoa DL&NN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết khoa Du lịch & Ngoại ngữ - Trường Đại học Sao Đỏ qua kênh nào?

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
LIÊN HỆ

TRƯỞNG KHOA


VĂN PHÒNG KHOA


  • Đang truy cập29
  • Hôm nay197
  • Tháng hiện tại25,877
  • Tổng lượt truy cập11,759,282
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây