KHOA DU LỊCH & NGOẠI NGỮ HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 55 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC RÈN LUYÊN KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIẾNG

Thứ sáu - 08/11/2019 18:04
Nhận thức được vai trò của tiếng Anh trong việc nắm bắt các cơ hội việc làm ngay tốt nghiệp ra trường, sinh viên cần phải có động cơ, thái độ học các kỹ năng thực hành tiếng một cách nghiêm túc, đồng thời phải vạch ra phương pháp học tập phù hợp cho từng kỹ năng.
            Đa số các lớp sinh viên ở các ngành học khác nhau còn ngại ngùng khi tranh luận trong lớp hoặc nêu ý kiến của mình dù đúng hay sai. Tập thể lớp cũng không có thái độ ủng hộ: một bạn đứng lên nói sai, các bạn khác trong lớp thường cười ồ lên hoặc sửa lại một cách châm biếm. Hiện tượng này đã làm hạn chế sự tham gia bài học của sinh viên. Trong lớp sinh viên còn nói chuyện riêng hoặc phân tán tư tưởng trong giờ học còn rất phổ biến. Trong các giờ học tiếng trên lớp đòi hỏi sinh viên phải nêu cao tinh thần tự giác học tập. Cùng với sự phát triển của công nghệ, sinh viên có thể sử dụng điện thoại tra từ, tìm hiểu ý nghĩa của các cụm từ… Tuy nhiên, thay vì sử dụng điện thoại vào mục đích học tập, nhiều sinh viên lại tranh thủ chơi game, tán chuyện… nên hiệu quả kém của một giờ học không phụ thuộc vào kỹ thuật và nhiệt tình lên lớp của giáo viên mà chủ yếu là do thái độ học tập của sinh viên. Đa phần sinh viên chưa xác định được động cơ học tập, do vậy chưa đề ra chiến lược học tiếng Anh cho bản thân mình.
            Sinh viên cần phải chịu trách nhiệm về việc học của bản thân mình. Ngoài ra, nên để sinh viên tự đánh giá hơn là giáo viên đánh giá. Có ý kiến cho rằng các bài kiểm tra của giáo viên sẽ khuyến khích sinh viên học vẹt và học vì điểm hơn là thực sự học và phát triển bản thân. Sự đánh giá của giáo viên cũng có thể làm cho sinh viên sợ hãi và khó có thể tiến bộ được. Phải chăng chúng ta nên yêu cầu sinh viên tự đánh giá bài làm hoặc phần việc của mình, và chỉ đưa ra đánh giá của giáo viên nếu việc tự đánh giá đó chưa thoả đáng.
            Để học một cách có ý thức, sinh viên không những cần phải biết mình sẽ phải thực hiện nhiệm vụ gì và kỹ năng dùng để thực hiện nhiệm vụ đó (ví dụ như học ngoại ngữ phải tra từ điển và kỹ năng tra từ điển như thế nào cho hiệu quả) mà còn tự mình thực hiện những kỹ năng đó để ngày càng thành thạo trong việc sử dụng những kỹ năng học tập. Những kỹ năng cần nắm vững là: kỹ năng sử dụng từ điển, sử dụng thư viện và những phương tiện nghe-nhìn, kỹ năng nghe-nói, đọc hiểu, viết-ghi chép và kỹ năng dự thi. Chỉ khi sinh viên có khả năng làm chủ được quá trình học tập của mình sẽ đạt thành tích cao trong học tập. Tính tự chủ của sinh viên thể hiện ở việc biết hoạch định, thực hiện và làm chủ được kế hoạch đặt ra qua việc hiểu rõ những khó khăn thuận lợi, sau đó biết đánh giá việc học của mình và tìm ra giải pháp khắc phục. Quy trình này lặp đi lặp lại nhiều lần theo mô hình vòng tròn tự chủ trong học tập.
            Để tạo được tiến bộ trong quá trình học tiếng Anh, sinh viên cần thành thạo phương pháp học “learning strategies” cho 4 kỹ năng nói nghe, đọc, viết. Thực tế cho thấy việc dạy 4 kỹ năng này không thể tách bạch mà phải bổ sung qua lại. Tuy nhiên, tùy theo loại kỹ năng định rèn, lấy kỹ năng đó làm trọng tâm.
            + Kỹ năng nghe:  Ngoài  việc  thực  hiện  các  bài  tập  luyện  nghe  đã  được  thiết  kế  trong giáo trình, sinh viên có thể luyện nghe qua xem phim, video clip, nghe giáo viên, bạn cùng lớp khi luyện tập  theo  cặp,  nhóm.  Hình  thức  nghe  càng  phong  phú càng  thu hút các em và khả năng nghe của sinh viên càng được cải thiện. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở việc luyện nghe trả lời câu hỏi, điền vào chỗ trống, chọn đáp án đúng sai ... thì việc học ngoại ngữ không đạt được kết quả cao. Sinh viên phải luyện thêm các bước sau khi làm bài tập nghe gồm:
            - Nghe và lập lại sau mỗi câu có nhìn vào audio scripts, việc luyện tập này giúp cho sinh viên chỉnh được phát âm, luyện ngữ điệu, âm nào lướt, âm nào nên nhấn.
            - Nghe lập lại không nhìn vào audio scripts, bước này giúp cho sinh viên nghe và nhận ra những gì mình đã được nghe, giúp cho các em tự tin hơn, từ đó giúp cho các em có khả năng nghe tốt hơn khi nghe lại những từ, câu tương tự.
            - Nghe và viết lại, việc này giúp các em luyện viết chính tả, viết câu, từ đó tăng vốn từ, cũng cố cấu trúc câu, ngữ pháp.
            - Bước cuối cùng sinh viên luyện sử dụng ngôn ngữ, nói lại được những nội dung tương tự đã được nghe. Ví dụ nghe một đoạn đàm thoại của hai người sắp xếp một cuộc hẹn, sau khi học phần này sinh viên phải có thể sắp xếp một cuộc hẹn bằng tiếng Anh. Đây cũng là cái đích của việc học ngoại ngữ cần đạt tới.
            + Kỹ năng nói: Để nói được sinh viên phải thực tập thường xuyên. Sinh viên cần tích cực luyện nói thông qua các hoạt động trong lớp và ngoài lớp, thông qua các hoạt  động  vấn  đáp  giữa  giáo  viên  và  sinh  viên,  thảo  luận  theo  cặp,  nhóm,  thuyết trình. Không ngại nói sai hay mắc lỗi khi nói.Với phương châm “Don’t read all the time”,  sinh  viên  đọc  hướng  dẫn,  câu  hỏi  trong  sách,  học  thuộc  cách  đặt  câu  hỏi, những từ vựng gợi ý, sau đó thực hành mà không nhìn sách. Việc luyện tập này dần dần giúp sinh viên chuyển kiến thức trong sách thành kiến thức của mình, và sử dụng kiến thức ngôn ngữ học được. Không dừng lại ở đây sinh viên được yêu cầu phải viết lại những ý đã được thảo luận trên lớp để buổi học sau có thể nói lại vấn đề này tốt hơn. Nguyên tắc chung là nói lại được những gì đã học.
            + Kỹ năng đọc: Để hiểu được nội dung một văn bản tiếng Anh, sinh viên cần nắm rõ các phương pháp đọc hiểu: đọc lướt (skimming) để nắm được nội dung tổng quát của bài đọc, sau đó đọc kỹ (scanning) để hiểu được thông tin chi tiết trong văn bản, đoán nghĩa từ mới trong ngữ cảnh và làm bài tập theo y êu cầu. Trong hai lần đọc này sinh viên không nên tra tự điển, nếu thấy  từ  mới  tra  ngay  sẽ tạo  thói  quen  không  đúng,  không  rèn  được kỹ năng đoán nghĩa từ mới trong ngữ cảnh và khi đi thi sẽ không làm được bài vì không được phép dùng tự điển. Sau khi làm xong bài tập, sinh viên cần tra từ điển để tìm hiểu thêm các từ mới, loại từ, cách sử dụng, kiểm tra lại nghĩa của từ có đúng như mình đoán không. Để hướng đến mục tiêu sử dụng được những kiến thức đã đọc, sinh viên cần trình bày tóm tắt nội dung bài đọc.
            + Kỹ năng viết: Ngoài các bài tập viết trong sách, sinh viên cần tự học viết theo mức độ nâng cao dần: học từ vựng riêng lẻ, câu đơn, câu kép đến câu phức tại những bài tập thực hành nghe, đọc. Để nâng cao kỹ năng viết, trình bày tóm tắt đoạn văn hay mô tả lại một sự kiện, nêu quan điểm, ý kiến cá nhân…, sinh viên cần luyện tập cách viết câu chủ đề của đoạn văn, cách liên kết các câu, các đoạn trong tiếng Anh.
            Các kỹ năng nghe-nói, đọc-viết có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, do vậy để có thể sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và trong công việc tương lai, sinh viên cần phải luyện tập, thực hành cả 4 kỹ năng để tạo bước tiến trong quá trình học ngoại ngữ của bản thân.

Tác giả bài viết: GV Đặng Thị Thanh - Khoa DL&NN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
LIÊN HỆ

TRƯỞNG KHOA


VĂN PHÒNG KHOA


  • Đang truy cập116
  • Hôm nay3,705
  • Tháng hiện tại135,912
  • Tổng lượt truy cập11,869,317
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây