CÁCH HỌC PHIÊN ÂM TIẾNG TRUNG DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Thứ hai - 05/04/2021 08:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khi học tiếng Trung, bạn không thể bỏ qua cách học phiên âm tiếng Trung. Đây thực chất là cách đọc vận mẫu và thanh mẫu, thanh điệu tiếng Trung. Hệ thống phiên âm tiếng Trung- pinyin hay còn gọi là bính âm đóng vai trò quan trọng trong việc học phát âm tiếng Trung. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu cách đọc:
1. Vận mẫu đơn (Nguyên âm): Bao gồm: a, o, e, i, u, ü, “er”
1) a: đọc giống “a” trong tiếng Việt.
2) o: đọc giống “ô” trong tiếng Việt.
3) e: đọc giống “ưa” tiếng Việt, đứng sau “d, t, l, g, k, h” không kết hợp với các nguyên âm khác.
4) i:
– Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt
– Vị trí 2: đoc giống “ư” trong tiếng Việt và chỉ xuất hiện sau “z, c, s” và“zh, ch, sh, r”.
5) u: đọc giống “u” trong tiếng Việt.
6) ü: đọc giống “uy” trong tiếng Việt.
7) er: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt nhưng uốn cong lưỡi.
2. Thanh mẫu (Phụ âm đầu): Bao gồm 21 phụ âm
1) b: (p) đọc giống “p” tiếng Việt.
2) p: (p’) đọc giống “p” tiếng Việt nhưng bật hơi.
3) m: (m) đọc giống “m” tiếng Việt.
4) f: (f) đọc giống “ph” tiếng Việt.
5) d: (d) đọc giống “t” tiếng Việt.
6) t: (t’) đọc giống “th” tiếng Việt.
7) l: (l) đọc giống “l“ tiếng Việt.
8) n: (n) đọc giống “n” tiếng Việt.
9) z: (ts) đọc âm đầu lưỡi trước, tác sát, trong, không đưa hơi, khi phát âm đưa trước đầu lưỡi bịt chặt phía sau chân răng trên cho hơi tắc lại.
10) c (ts’) đọc âm đầu lưỡi trước, tắc sát, trong, đưa hơi, cách phát âm giống phụ âm “z” ở trên nhưng phải bật hơi mạnh.
11) s: âm đầu lưỡi trước, sát, trong, khi phát âm, đầu lưỡi phí trước đặt gần mặt sau răng trên, hơi cọ sát ra ngoài.
12) zh: (t,s) âm đầu luỡi sau, đọc giống “tr” tiếng Việt.
13) ch: (t,s’) âm đầu lưỡi sau, đọc giống “tr” tiếng Việt, nhưng bật hơi
14) sh: (,s) âm đầu lưỡi sau, giống “s” tiếng Việt có uốn lưỡi.
15) r: (z,) âm đầu lưỡi sau, giống “r” tiếng Việt cong lưỡi, chú ý không rung lưỡi.
16) j: đọc giống “ch” tiếng Việt
17) q: đọc giống “ch” tiếng Việt, bật hơi mạnh.
18) x: đọc giống “x” tiếng Việt.
19) g: (k) đọc giống “c” và “k” tiếng Việt
20) k: (k’) đọc giống “kh”, khác là bật hơi mạnh.
21) h: (x) đọc giống “h” tiếng Việt nhưng là âm cuốn lưỡi
3/ Vận mẫu (Các nguyên âm đôi)
1) a: đọc giống “a” trong tiếng Việt.
2) o: đọc giống “ô” trong tiếng Việt.
3) e: đọc giống “ưa” tiếng Việt, đứng sau “d, t, l, g, k, h” không kết hợp với các nguyên âm khác.
4) i:
– Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt
– Vị trí 2: đoc giống “ư” trong tiếng Việt và chỉ xuất hiện sau “z, c, s” và“zh, ch, sh, r”.
5) u: đọc giống “u” trong tiếng Việt.
6) ü: đọc giống “uy” trong tiếng Việt.
7) er: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt nhưng uốn cong lưỡi.
2. Thanh mẫu (Phụ âm đầu): Bao gồm 21 phụ âm
1) b: (p) đọc giống “p” tiếng Việt.
2) p: (p’) đọc giống “p” tiếng Việt nhưng bật hơi.
3) m: (m) đọc giống “m” tiếng Việt.
4) f: (f) đọc giống “ph” tiếng Việt.
5) d: (d) đọc giống “t” tiếng Việt.
6) t: (t’) đọc giống “th” tiếng Việt.
7) l: (l) đọc giống “l“ tiếng Việt.
8) n: (n) đọc giống “n” tiếng Việt.
9) z: (ts) đọc âm đầu lưỡi trước, tác sát, trong, không đưa hơi, khi phát âm đưa trước đầu lưỡi bịt chặt phía sau chân răng trên cho hơi tắc lại.
10) c (ts’) đọc âm đầu lưỡi trước, tắc sát, trong, đưa hơi, cách phát âm giống phụ âm “z” ở trên nhưng phải bật hơi mạnh.
11) s: âm đầu lưỡi trước, sát, trong, khi phát âm, đầu lưỡi phí trước đặt gần mặt sau răng trên, hơi cọ sát ra ngoài.
12) zh: (t,s) âm đầu luỡi sau, đọc giống “tr” tiếng Việt.
13) ch: (t,s’) âm đầu lưỡi sau, đọc giống “tr” tiếng Việt, nhưng bật hơi
14) sh: (,s) âm đầu lưỡi sau, giống “s” tiếng Việt có uốn lưỡi.
15) r: (z,) âm đầu lưỡi sau, giống “r” tiếng Việt cong lưỡi, chú ý không rung lưỡi.
16) j: đọc giống “ch” tiếng Việt
17) q: đọc giống “ch” tiếng Việt, bật hơi mạnh.
18) x: đọc giống “x” tiếng Việt.
19) g: (k) đọc giống “c” và “k” tiếng Việt
20) k: (k’) đọc giống “kh”, khác là bật hơi mạnh.
21) h: (x) đọc giống “h” tiếng Việt nhưng là âm cuốn lưỡi
3/ Vận mẫu (Các nguyên âm đôi)
Vận mẫu kép | Vận mẫu mũi | ||
Vận mẫu | Cách đọc | Vận mẫu | Cách đọc |
ai ei ao ou ia ie iao iou ua uo uai uei üe |
ai ây ao âu i+a i+ê i+ao i+âu u+a u+ô u+ai u+ây– uy+ê |
an en ang eng ong ian in iang ing iong uan uen uang ueng üan ün |
an ân ang âng ung i+en in i+ang ing i+ung u+an u+ân u+ang u+âng uy+en uyn |
4/ Thanh điệu
Hệ thống Thanh điệu (dấu) | Kí hiệu | Cách đọc | Ví dụ |
Thanh 1 | - | Đọc giống như không có dấu gì trong tiếng Việt |
bā - số 8 |
Thanh 2 | / | Đọc giống như dấu sắc trong tiếng Việt |
bá - nhổ |
Thanh 3 | v | Đọc giống như dấu hỏi trong tiếng Việt |
bǎ - bó |
Thanh 4 | \ | Đọc nằm giữa dấu huyền và dấu nặng trong tiếng Việt, nhưng giáng âm | bà - bố |
Thanh 5 (hay còn gọi là thanh nhẹ, thanh không ) |
Đọc giống như không có dấu gì trong tiếng Việt |
ba - nhé |