KHOA DU LỊCH & NGOẠI NGỮ HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 55 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

XÁC ĐỊNH ĐỘNG CƠ HỌC TẬP – NHIỆM VỤ CAO CẢ CỦA SINH VIÊN

Thứ sáu - 15/11/2019 09:18
Như chúng ta đã biết, động cơ có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thỏa mãn nhu cầu. Con người không thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động cơ. Vậy thì trong quá trình học tập động cơ có vai trò như thế nào? Về thực chất động cơ học tập là gì? Động cơ có ảnh hưởng đến kết quả không? Có thể hiểu một cách khái quát thì động cơ học tập là một động lực, là một yếu tố thúc đẩy mỗi sinh viên theo đuổi lý tưởng học tập của mình vì mục đích nhất định.
          Nước ta đang trong tiến trình đi lên CNH, HĐH. Chủ trương của Đảng đã đề ra đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển nền kinh tế tri thức. Vậy nền kinh tế tri thức là gì? Là sử dụng lao động không phải bằng lao động thô sơ, lao động chân tay mà là lao động bằng trí óc. Xã hội đang đòi hỏi những con người có tri thức và có ý thức. Là một sinh viên đang ngồi trên ghế một trường đại học chúng ta nên đáp ứng những gì mà xã hội yêu cầu, có như vậy thì chúng ta mới không bị đào thải ra ngoài xã hội này, không trở thành một người thất nghiệp. Để trở thành một con người có tri thức ngay từ bây giờ chúng ta hãy không ngừng học tập và rèn luyện, xác định học vì chính mình, học vì ngày mai tươi sáng, học để ngày mai lập nghiệp. Hãy xác rõ động cơ, mục đích cũng như thái độ đúng đối với học tập để không ngừng nâng cao kiến thức cho bản thân.
          Môi trường học tập là vô cùng quan trọng và cần thiết cho mỗi cá nhân học tập và rèn luyện, tuy nhiên môi trường ấy có tốt nên được hay không cũng một phần do chính bản thân cá nhân tạo dựng nên. Một môi trường tốt nhưng con người không chủ động, không coi trọng, không phát huy thì cũng không phát triển được. Làm bất kỳ điều gì cũng phải có niềm đam mê mới đi đến thành công. Học tập cũng vậy, cần tạo ra những niềm đam mê đối với học tập để đạt được kết quả như mong muốn vì nhiệm vụ trước mắt của mỗi sinh viên là học tập và rèn luyện. Ngay từ khi nộp hồ sơ vào một ngôi trường mà sinh viên đó cho rằng sẽ được đào tạo bài bản và phát triển được hết khả năng của mình thì các bạn đã xác định được cho mình con đường mà mình theo đuổi, ngành nghề phù hợp theo sở thích của mình. Như vậy là trong định thức mỗi sinh viên đã có sự hướng nghiệp cho bản thân mình. Sự nghiệp ấy có phát triển được tốt trong môi trường giáo dục mà các bạn đã chọn hay không? Là hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ học tập cũng như xác định đúng đắn động cơ học tập của mình để phát triển khả năng.
          Có thể nói động cơ học tập trong sinh viên hiện nay là vô cùng đa dạng và phong phú như: Học để có việc làm tốt trong tương lai, trở nên giàu có, trở thành lãnh đạo, phục vụ đất nước, có sự hiểu biết sâu rộng, được mọi người kính trọng, làm vui lòng gia đình, hay đơn giản chỉ là để khẳng định mình …Nói chung tất cả những động cơ học tập ở trên đều đúng, đều mang tính chất lành mạnh. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là động cơ học tập nào mới là chính đáng, mới là đúng đắn thì không phải sinh viên nào cũng xác định được. Xét theo tầm vi mô thì học tập trước hết là cho chính mình, cho tương lai tươi sáng, có công ăn việc làm ổn định vững chắc, còn theo tầm vĩ mô thì học tập là để hoàn thiện bản thân mình, để làm giàu, để trở thành lãnh đạo, để góp một phần sức nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển chung của đất nước.
          Nhà trường luôn tạo ra những thuận lợi, những điểm tích cực cho sinh viên học tập để có thể phát triển tốt nhất tài năng của mình trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
          Như chúng ta đã biết, hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ đang được áp dụng thành công trong Nhà trường. Đây là hình thức đào tạo luôn hướng sinh viên đến phát triển cái tôi của mình kết hợp với sự giảng dạy của thầy cô, gắn lý thuyết với thực tế nhiều hơn. Theo hình thức đào tạo này, rút ngắn thời gian giảng dạy của thầy cô trên lớp, sinh viên tự học là chính, thậm chí còn chia thành các nhóm học tập để cùng nghiên cứu, tự học hỏi phương pháp học tập của nhau. Để thích nghi được với những bài giảng theo phương pháp mới thì đòi hỏi sinh viên cũng phải có những phương pháp học mới để lĩnh hội được toàn bộ kiến thức mà yêu cầu bộ môn đặt ra. Một giờ học trên lớp tương đương với hai giờ học ở nhà, sinh viên tự học, tự đọc sách giáo trình và tìm hiểu tài liệu có liên quan để hiểu rõ vấn đề. Nhưng trên thực tế thì kết quả học tập khi học theo phương pháp này là chưa cao. Bởi vì sinh viên chưa hình thành được phương pháp học riêng để thích nghi mà vẫn  theo lối học theo liên chế, bị động trong kiến thức. Có những nhận xét của sinh viên là: “Cô dạy quá nhanh, không nghi kịp nên không hiểu gì”. Nhận xét  như vậy là không đúng vì thực chất sinh viên chưa hiểu rõ được yêu cầu khi học theo tín chỉ.
          Vì vậy, điều thứ nhất cần thay đổi để chất lượng học tập tốt hơn là nắm rõ được yêu cầu và thực hiện theo đúng yêu cầu, phải tự học là chính. Tự đọc giáo trình để nắm được nội dung, ghi theo ý hiểu, phần nào có trong sách nên đánh dấu vào, rút ngắn được thời gian ghi chép chú ý nghe giảng như vậy sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn. Phải có thái độ coi trọng học tập, coi việc học là trọng tâm hàng đầu. Để cho kiến thức ngẫu nhiên là của mình cần là nhớ ngay thì yêu cầu phải tự học bài cũ ở nhà trước khi lên lớp. Phải bố trí thời gian ăn, học, ngủ, nghỉ hợp lý - Đó là điều thứ hai chúng ta cần quản lý và thay đổi cho phương pháp học ở nhà có hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập.
          Chúng ta hãy tự đặt ra câu hỏi rằng “học để làm gì?”, nhằm xác định được rõ động cơ và mục đích học tập, như vậy thì mới đưa ra được những phương pháp học đạt hiệu quả cao. Không nên mượn bài tập của các bạn để lấp đầy khoảng trống trong sách vở vì bất cứ lý do gì. Phần nào không hiểu nên hỏi bạn bè, thầy cô. Tránh cách học mang tính chất “ chống đối ” như là học cho một ai khác chứ không phải phục vụ cho chính bản thân mình. Đi thư viện là một cách học tốt, trong vấn đề này cũng không nên “ chống đối ” bằng cách đi thư viện để lấy phiếu nộp. Cần hình thành những phương pháp học riêng đối với từng bộ môn, đối với môn lý thuyết cần nắm rõ được trọng tâm, không miên man. Đối với những môn bài tập cần thực hành nhiều để nắm chắc cách làm và công thức.
          Tương lai của chúng ta có tỏa sáng được hay không cũng chính là nhờ vào lúc này, mỗi cá nhân nên trau dồi học tập và rèn luyện, học cho chính bản thân mình, học vì ngày mai lập nghiệp. Công việc trong tương lai sẽ tự tìm đến nếu như chúng ta thực sự rèn luyện và học tập để phát triển hết khả năng của mình.

Tác giả bài viết: SV Lê Thị Hậu - Lớp DK09VNH

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
LIÊN HỆ

TRƯỞNG KHOA


VĂN PHÒNG KHOA


  • Đang truy cập97
  • Hôm nay8,820
  • Tháng hiện tại141,027
  • Tổng lượt truy cập11,874,432
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây