KHOA DU LỊCH & NGOẠI NGỮ HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 55 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TEAMBUIDING TRONG DU LỊCH

Chủ nhật - 27/06/2021 08:44
Team Building là loại hình du lịch hiện đai đang được ưa chuộng hiện nay. Ưu điểm của loại hình này là kết hợp các trò chơi giải trí mang tính chất tập thể, đội nhóm và đòi hỏi tính đoàn kết, sáng tạo của mỗi mỗi thành viên.
       Ở Việt Nam hiện nay, du lịch dưới hình thức Team Building đang dần được ưu ái và trở thành một trào lưu du lịch mới của giới trẻ. Teambuilding tạo nên một sắc diện mới cho du lịch, đem đến những loại hình mới đầy màu sắc cho hoạt động du lịch. Teambuilding còn mới mẻ đối với thị trường du lịch Việt Nam và thực tế trong quá trình kết hợp vẫn còn những vấn đề cần điều chỉnh để đạt tới “độ chuẩn” của hoạt động này, nhìn nhận hoạt động với giá trị, ý nghĩa đích thực của nó.
1. Giới thiệu về teambuiding và teambuilding trong du lich
        Có nhiều ý kiến nhận định về team building:
        Team building là một dạng đào tạo “ngoài công việc” (học mà chơi, chơi mà học), thường tổ chức ngoài trời thông qua hình thức kết hợp giữa hoạt động dã ngoại và đào tạo bằng các trò chơi mang tính tập thể cao.
         Team building là hình thức đào tạo thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm mục đích mang mọi người đến gần nhau để cùng đạt được các mục tiêu chung cao hơn.
        Team building là biện pháp nhân sự tổng thể kết hợp vừa thực hành – đánh giá – đào tạo và tạo động lực, nhằm liên kết và gìn giữ người tài. Đồng thời khơi dậy động lực, nhằm liên kết và gìn giữ người tài. Đồng thời khơi dậy động lực và niềm tự hào trong mỗi nhân viên cùng hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
        Tóm lại: Teambuilding là những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ, kết hợp các yếu tố thực hành – đánh giá – đào tạo – tạo động lực, nhằm mục đích mang mọi người đến gần nhau hơn, tạo nên sức mạnh cùng hướng đến mục tiêu chung của tập thể và doanh nghiệp.
2. Tổng quan về du lịch kết hợp Teambuilding
        Teambuilding là những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ, kết hợp các yếu tố thực hành - đánh giá - đào tạo - tạo động lực, nhằm mục đích mang mọi người đến gần nhau hơn, tạo nên sức mạnh cùng hướng đến mục tiêu chung của tập thể và doanh nghiệp.
        Đặc điểm, vai trò và chức năng của Teambuilding.
 Đặc điểm: Tính tự rèn luyện, tính tập thể, tính ngoài công việc và tính chuyên
nghiệp.
        Vai trò: là giải pháp nhân sự quan trọng, sự rèn luyện kĩ năng bằng hành động, tăng cường mối quan hệ giữa con người với nhau, giúp cá nhân hiểu được ưu, nhược điểm của bản thân và hòa nhập với phương thức làm việc hiện đại.
        Chức năng của Teambuilding gồm có chức năng giáo dục, liên kết và giải trí.
        Điểm khác biệt lớn nhất giữa Teambuilding du lịch và hoạt động Teambuilding thông thường chính ở sự thư giãn, giải trí cao.
        Các loại hình Teambuilding được phân loại theo nhóm đối tượng, theo không gian tổ chức và mục đích của đội. Trong đó một số loại hình hoạt động Teambuilding tiêu biểu là Teambuilding games, Meeting tour, Exhibition tour, Study tour và Sport tour
3. Thực trạng hoạt động teambuiling trong du lịch hiện nay
        Teambuiding phát triển mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển cao như Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển. Ở Việt Nam, loại hình du lịch này còn khá mới mẻ. Một số địa phương đã và đang phát triển loại hình du lịch kết hợp Teambuilding là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quảng Ninh...bên cạnh đó có rất nhiều công ty du lịch đưa teambuilding vào trong các chương trình du lịch và nhiều công ty đã nổi tiếng nhờ tổ chức thành công các chương trình này. Tại thành phố Hồ Chí Minh , có thể kể ra một vài công ty như: Công Ty TNHH Dấu Ấn Việt (VietMark Co., Ltd.), Công Ty Cổ Phần Việt Nam Team Building (Viet Nam Team Building Corp), Công Ty TNHH Cánh Cung (Bow Back Co., Ltd.), Công Ty TNHH Golden Team Building (Golden Team Building Co., Ltd.), Công Ty Vin Team Building , Công Ty TNHH Exotic (Exotic Co., Ltd.)....
        Trên địa bàn Hà Nội tỷ lệ đối tượng khách hàng mà các doanh nghiệp du lịch hướng đến khi tham gia chương trình du lịch có kết hợp teambuilding.Theo điều tra, hiện nay hầu hết đối tượng khách hàng chính tham gia chương trình du lịch có kết hợp hoạt động teambuilding của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội là các doanh nghiệp, chiếm 80,5%. Họ lựa chọn bởi teambuilding hướng đến mục tiêu kết hợp giữa tham quan và tạo dựng tinh thần đồng đội, từ đó có những tác động tinh thần tốt hơn sau những hoạt động trong chuyến đi. Các công ty là doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động teambuilding khá phổ biến nhưng đối với doanh nghiệp trong nước thì còn mới mẻ.Các chương trình của teambuilding luôn đòi hỏi sự sáng tạo, tìm tòi cái mới.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động team building trong du lịch .
        3.1 .Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng chương trình du lịch kết hợp hoạt động teambuilding .
         Để xây dựng được chương trình du lịch có teambuilding khó khăn hơn các chương trình du lịch khác không chỉ có hoạt động du lịch mà còn phải có hoạt động vui chơi giải trí. Chính vì vậy để có được một chương trình du lịch có teambuilding thành công, doanh nghiệp phải có sự đầu tư nhất định. Nhưng thực tế chỉ có một số doanh nghiệp có bộ phận teambuilding, các doanh nghiệp còn lại chưa có bộ phận này. Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng chương trình teambuilding dựa vào yêu cầu của khách hàng, chưa xây đựng một định hướng cụ thể. Vì vậy muốn các chương trình du lịch có hoạt động teambuilding được phát triển các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một bộ phân nghiên cứu, thiết kế và tổ chức teambuilding. Bộ phận này vừa đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng về teambuilding vừa có thể trợ giúp các bộ phận khác.
        Chương trình teambuilding có một nét thú vị là mỗi chương trình lại có một tên gọi riêng, tên gọi này vừa hấp dẫn được du khách vừa nói lên nội dung chương trình. đây là điều doanh nghiệp cần phải chú ý khi xây dựng một chương trình teambuilding. Tên các chương trình du lịch có teambuilding vẫn còn mang tính chất vận động, các doanh nghiệp có thể dựa vào những truyền thuyết, sự tích, câu truyện ngụ ngôn,… ở địa phương tổ chức teambuilding để đặt tên cho chương trình, gắn các trò chơi vào truyền thuyết, sự tích đó để qua mỗi trò chơi du khách không chỉ thu được những kiến thức về xây dựng nhóm, nâng cao sức khỏe mà còn hiểu biết về các kiến thức về lịch sử, văn hóa,…
        Yếu tố dẫn đến thành công của các chương trình teambuilding là các hướng dẫn viên, vì họ không chỉ là người hướng dẫn khách tham quan, du lịch, là người quản trò trong các hoạt động vui chơi, giải trí, quan sát gắn kết các thành viên từ đó thể hiện được mục đích chuyến đi. Nhưng thực tế cho thấy chỉ có các doanh nghiệp tổ chức chuyên nghiệp các hướng dẫn viên mới được đào tạo về cách thức hướng dẫn trong một tour du lịch có teambuilding. Các doanh nghiệp nếu muốn phát triển được các chương trình có teambuilding phải có một đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp am hiểu về teambuilding. Để giải quyết vấn đề này các doanh nghiệp có thể đào tạo một đội ngũ hướng dẫn viên trong hoạt động teambuilding. Nhưng câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là hoạt động teambuilding còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vậy đào tạo đội ngũ này như thế nào? Ai đào tạo? các doanh nghiệp có thể đưa hướng đẫn viên ra những nước phát triển du lịch đặc biệt là teambuilding như là Malaysia, Singapore, Thái Lan,… hoặc cũng có thể thuê các hướng dẫn viên chuyên nghiệp về teambuilding dẫn cùng với các hướng dẫn viên nội địa, từ đó các hướng dẫn viên có thể học hỏi được kinh nghiệm, kiến thức về các hoạt động teambuilding. các doanh nghiệp cũng có thể tự đào tạo cho các hướng dẫn viên về team như tham khảo các chương trình teambuilding thành công của nước ngoài.
        3.2 .Giải pháp cho việc giới thiệu, bán các sản phẩm chương trình du lịch có hoạt động teambuilding.
        Qua nghiên cứu cho thấy có một số ít khách hàng nội địa biết đến sản phẩm teambuilding, các đối tượng biết đến teambuilding hầu như là các doanh nghiệp trẻ, học sinh sinh viên. Điều này tạo ra khó khăn khi các doanh nghiệp thực hiện bán các sản phẩm du lịch có teambuilding. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải nâng cao sự biết đến của khách hàng cho hoạt động này bằng nhiều phương pháp quảng cáo như bano, ap-phích, tờ rơi, các tạp chí chuyên ngành, các kênh về du lịch, quảng cáo chương trình có teambuilding trên website doanh nghiệp hoặc các website liên kết về du lịch,… Giới thiệu 7 các tour du lịch teambuilding trên website có lợi thế hơn các hình thức khác vì chất lượng hình ảnh của những chương trình du lịch đã diễn ra giúp cho du khách cảm nhận được về độ hấp dẫn của chương trình. Vì vậy, các doanh nghiệp du lịch nên thiết kế cho mình một trang web có giới thiệu về teambuilding.
         Đối với các du khách quốc tế, có thể cho họ nhận biết hoạt động teambuilding của doanh nghiệp qua các hội chợ du lịch quốc tế, tham gia các hội thảo về du lịch, liên kết website du lịch nước ngoài,… để từ đó có thể giới thiệu tới du khách điều thú vị về chương trình teambuilding của doanh nghiệp.
        Các chương trình teambuilding thường đắt hơn các chương trình du lịch thông thường từ 20-30%, chính vì vậy khách hàng là học sinh, sinh viên thường có xu hướng tự tổ chức các hoạt động teambuilding cho riêng mình. Để thu hút được đối tượng này các doanh nghiệp có thể áp dụng các chính sách giảm giá. Mục đích mà đối tượng này hướng đến chủ yếu “ vui là chính ” vì vậy có thể giảm giá tour bằng cách tổ chức ở những địa điểm gần, các hoạt động vui chơi giải trí đơn giản.
        3.3. Giải pháp cho việc thực hiện các hoạt động teambuilding trong chương trình du lịch .
         Địa điểm tổ chức các hoạt động teambuilding còn hạn chế chủ yếu tập trung ở các bãi biển, khu du lịch sinh thái,…điều này dẫn đến sự nhàm chán của du khách về các hoạt động teambuilding hoặc vào mùa du lịch dẫn đến sự quá tải. Doanh nghiệp có thể mở rộng địa điểm tổ chức như là về các vùng quê ở Việt Nam, các khu di tích văn hóa, làng nghề .... xung quanh địa bàn Hà Nội có thể kể đến như: SonTinh Camp, khu du lịch Hồ Đại Lải, Khu vui chơi giải trí Thiên Đường Bảo Sơn, Khu du lịch Đồng Mô.... để vừa giới thiệu được nét văn hóa truyền thống vừa tạo sự mới lạ cho du khách.
        Hiện nay, tuy là các doanh nghiệp tổ chức các chương trình du lịch teambuilding chuyên nghiệp có những hoạt động vui chơi giải trí khá giống với các chương trình du lịch có teambuilding ở nước ngoài.
        Mặt khác các doanh nghiệp có hoạt động teambuilding giống nhau về chương trình và hoạt động vui chơi giải trí. Vì vậy để vừa thu hút được du khách nội địa vừa thu hút được du khách quốc tế các doanh nghiệp nên vừa đa dạng hóa các hoạt động teambuilding vừa tạo ra nét khác biệt cho các hoạt động teambuilding của mình như lồng ghép các yếu tố văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam vào trong chương trình teambuilding mạo hiểm, leo núi,…
        Cần tiếp thu những tinh hoa của văn hoá Việt Nam vào các hoạt động team building để làm cho các chương trình du lịch teambuilding, chương trình du lịch trở nên độc đáo hơn, thu hút được nhiều đoàn khách từ các tập đoàn, công ty đa quốc gia trên thế 8 giới.
        Tóm lại có thể khẳng định rằng hoạt động teambuilding trong các chương trình du lịch là hoạt động hấp dẫn, cần thiết để nâng cao tính chuyên nghiệp, đa dạng của các sản phẩm du lịch. Chương trình du lịch kết hợp teambuilding là một loại hình du lịch hiện đại. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã nắm bắt được xu thế phát triển của thị trường khi định vị đây là loại hình du lịch hiện đại cần được tập trung đầu tư và khai thác. Thời gian tới, các loại hình du lịch hiện đại sẽ vô cùng phát triển và một trong số đó là chương trình du lịch teambuilding.
 Tài liệu tham khảo
1.Nguyễn Thị Nam (2010), Tìm hiểu hoạt động Teambuilding của sinh viên ngành Văn hóa du lịch trường Đại học dân lập Hải Phòng (Luận văn tốt nghiệp).
2.  Huỳnh Thị Phú Xuân, Trương Thị Thanh Tâm, Phùng Khắc Đức (2012,)Phát triển du lịch kết hợp Teambuiding tại thành phố Đà Nẵng (Nghiên cứu khoa học)
3. Ths.Dương Hồng Hạnh, Hoạt động Teambuiding trong các chương trình du lịch, loại hình du lịch hiện đại (Trường Đại học Thương Mại – Hà Nội)
 4. Trần Đức Thanh, (2008), Nhập môn khoa học du lịch (in lần thứ 5), Nxb Đại học quốc gia Hà  Nội.

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Sao

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết khoa Du lịch & Ngoại ngữ - Trường Đại học Sao Đỏ qua kênh nào?

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
LIÊN HỆ

TRƯỞNG KHOA


VĂN PHÒNG KHOA


  • Đang truy cập80
  • Hôm nay17,592
  • Tháng hiện tại145,176
  • Tổng lượt truy cập7,215,795
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây