Đặt vấn đề
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nền tảng công nghệ thông tin dự báo sẽ là một xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực, và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện trên các khía cạnh chủ yếu của nền kinh tế như về cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, mô hình kinh doanh đặc biệt là thị trường lao động… Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Điều này đòi hỏi người lao động phải có sự thích ứng cao hơn để đáp ứng những công việc mới và tránh bị đào thải. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này, là một cơ sở uy tín đào tạo đa ngành nghề theo định hướng ứng dụng, trường Đại học Sao Đỏ đã và đang từng bước đổi mới trên tất cả các phương diện trong Nhà trường đặc biệt là giảng dạy. Ngoại ngữ là một yếu tố vô cùng cần thiết cho sinh viên trong quá trình hội nhập của thời kì 4.0. Để nâng cao hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, ứng dụng CNTT là xu thế tất yếu. Bài viết đi vào phân tích thực trạng dạy và học ngoại ngữ ứng dụng CNTT, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ trong Nhà trường, nâng cao tính tự chủ và động cơ học tập của sinh viên.
1. Dạy và học ngoại ngữ ứng dụng CNTT
1.1 Dạy và học ngoại ngữ ứng dụng CNTT
CNTT hiện nay đã và đang mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Hiện nay, nhiều thiết bị dạy học tiên tiến đã được giới thiệu và khuyến khích sử dụng trong các lớp học ngoại ngữ. Nói đến các phương tiện dạy học ngoại ngữ hiện đại không thể không kể đến: Máy chiếu hắt (OHP); đầu Video, VCD, DVD; TV; máy chiếu đa năng; máy chiếu vật thể; máy vi tính; mạng Internet; bảng thông minh. Các thiết bị kỹ thuật số như: Máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động, ổ đĩa lưu trữ USB. Máy chiếu đa năng cho phép việc trình chiếu bài giảng với hình ảnh sống động. Máy chiếu đa năng góp phần thúc đẩy sự chú ý, tập trung cao độ của người học, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. Ngày nay, máy vi tính là vận dụng không thể thiếu trong giảng dạy và học ngoại ngữ. Giáo viên đã ngày càng thấy rõ vai trò của máy vi tính trong việc soạn giáo án điện tử, soạn bài kiểm tra, làm powerpoint…Đặc biệt, nếu máy vi tính có nối mạng Internet sẽ là kênh thông tin vô cùng phong phú và vô tận, là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho công việc giảng dạy của giảng viên. Với chiếc máy vi tính, giáo viên có thể xây dung những bài giảng sáng tạo về cả bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết.
1.2. Vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ trong thời kì 4.0
Ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ trong thời kì 4.0 có vai trò vô cùng quan trong trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ nói chung. CNTT hiện đại mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, việc áp dụng CNTT vào giảng dạy góp phần to lớn vào việc tạo hứng thú cho sinh viên, do tài liệu cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu. Ngoài ra, thông qua việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, giảng viên có thể tổng hợp và tiếp theo là cung cấp thông tin tới sinh viên thông qua nhiều kênh giao tiếp giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp một cách đồng đều.Hơn thế nữa, giảng dạy ngoại ngữ ứng dụng CNTT giúp tiết kiệm thời gian quý báu trong các giờ lên lớp. Nhờ vậy, sinh viên có nhiều thời gian hơn để luyện tập, thảo luận, đặt câu hỏi…trao đổi hai chiều giữa giảng viên và sinh viên được tăng cường. Không chỉ dừng lại ở đó, CNTT còn góp phần tạo ra môi trường giao tiếp tự nhiên trong lớp học thông qua các kênh đa dạng: kênh hình, kênh âm thanh sống động…
2. Đề xuất một số giải pháp ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ
2.1.Đối với giảng viên
- Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức giảng dạy, khai thác hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại có sẵn như máy chiếu đa năng, máy tính cá nhân...
- Tìm tòi các phần mềm dạy học mới để tạo hứng thú học tập cho sinh viên, giúp bài giảng sinh động dễ hiểu.
* Đối với Tiếng Trung, giảng viên có thể sử dụng phần mềm:
a. Phần mềm dạy viết chữ chinese writing master 4.0 phiên bản dành cho giáo viên
Đối với sinh viên mới bắt đầu học tiếng Trung, chữ Hán với nhiều nét phức tạp là một rào cản vô cùng lớn với sinh viên.. Phần mềm Chinese Writing Master 4.0 sẽ chỉ cho bạn cách viết của tất cả các chữ Hán phổ thông, cài đặt và sử dụng đơn giản, hình ảnh sinh động.
b. Phần mềm dạy học phiên âm tiếng Hán như Ezpinyin.
Phần mềm học phát âm tiếng Trung EzPinYin là phần mềm giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với cách phát âm tiếng Trung của tất cả các các thanh mẫu, vận mẫu tiếng Trung…
Với giao diện đơn giản dễ hiểu, chú thích chi tiết, phần mềm học phát âm tiếng Trung EzPinYin cũng giúp hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy tiếng Trung
c. Từ điển tiếng Hán hiện đại( 现代汉语词典)
Bộ từ điển là công cụ uy tín về các quy phạm trong sử dụng chữ Hán. Từ điển có phần bính âm chữ latinh cũng giúp người nước ngoài dùng tra cứu từ dễ dàng hơn. Từ điển giải thích từ và cách dùng bằng chữ Hán, ví dụ minh họa chuẩn là công cụ tra cứu không thể thiếu cho giảng viên.
d. Một số trò chơi được thiết kế trên powerpoint như
- trò chơi nhận biết kết cấu chữ Hán:
|
- Trò chơi tổ hợp chữ Hán
|
* Đối với Tiếng Anh
Giảng viên có thể thiết kế các trò chơi cho sinh viên như:
trò chơi ô chữ tiếng Anh
|
Trò chơi ngôi sao may mắn
|
Tham khảo thêm trong cuốn “ Trò chơi tiếng Anh” của tác giả Trần Mạnh Tường NXB văn hóa thông tin
3.3. Đối với sinh viên
- Tìm cho mình phương pháp học tập thích hợp, chủ động trong học tập
- Sinh viên có thể tải một số ứng dụng họcngoại ngữ trên điện thoại di dộng như tiếng Trung
* Hello chinese
Hello Chinese được thiết kế tối ưu dành cho những học viên trình độ sơ cấp, ứng dụng này hỗ trợ người học đạt tới trình độ trung cấp chỉ sau 3 đến 6 tháng.
*Ứng dụng học tiếng Trung ChineseSkill.
Điểm nổi bật của ứng dụng ChineseSkill
- Nội dung bài học phong phú
- Nhiều bài học được thiết kế trên cơ sở các trò chơi, giúp cho người mới học cảm thấy thú vị. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phần mềm như một cách để thi đua với bạn cùng học.
- Ngôn ngữ phát âm chuẩn giọng Bắc Kinh giúp người học dễ dàng điều chỉnh khả năng nghe và phát âm. Hỗ trợ cả 2 loại chữ giản thể và phồn thể.
- Theo dõi tiến độ học tập và dễ dàng đồng bộ hóa trên các thiết bị khác.
Tiếng Anh cũng có rất nhiều chương trình phần mềm tích hợp có sẵn đơn giản, dễ sử dụng trên điện thoại để bổ trợ kiến thức như :
*Duolingo Với giao diện học đơn giản, đầy đủ kỹ năng cùng giao diện học thân thiện,
|
* Hello english
Nội dung chủ yếu của ứng dụng là các kỹnăng nói, ngữ pháp và học từ vựng.
|
*BBC learning English
Bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ mà bạn muốn.Tiếng Việt: Các phần học sẽ ít hơn, nhưng phù hợp với trình độ của những bạn trên sơ cấp, mới làm quen và muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ bằng BBC Learning English. Tiếng Anh: Các phần học sẽ nhiều hơn và được nâng dần lên cao, ngoài ra còn thường xuyên được cập nhật các chương trình mới.
Ngoài ra còn có các website học tiếng Anh online miễn phí như Tienganh123.com. Học ngoại ngữ qua các bài hát nổi tiếng, những mẩu truyện hoặc phim ảnh, tải các phiên bản từ điển ứng dụng tra từ như bluedict, Qdict lite, Tflat…
4. Kết luận
Việc ứng dụng CNTT trong dạy ngoại ngữ làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn đem lại hứng thú học tập cho sinh viên, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học .Vì thế chúng ta phải nỗ lực để việc ứng dụng CNTT vào dạy và học ngoại ngữ trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của giảng viên và sinh viên.
Giảng viên cần nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức giảng dạy, khai thác hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại có sẵn như máy chiếu đa năng…,luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật kiến thức mới, thiết kế slide sinh động dễ hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ, hướng dẫn sinh viên làm bài tập nhóm, các kĩ năng tra cứu qua internet, tìm tòi các phần mềm dạy học mới để tạo hứng thú học tập cho sinh viên, giúp bài giảng sinh động dễ hiểu. Giảng viên có thể sử dụng phần mềm chinese writing master 4.0, phần mềm dạy và học phiên âm tiếng hán Ezpinyin, cài bộ từ điển online, trò chơi nhận biết kết cấu, tìm chữ Hán, ngôi sao may mắn, ô chữ bí mật. Sinh viên có thể tải một số ứng dụng học ngoại ngữ trên điện thoại di dộng như tiếng Trung có Hello chinese, Ứng dụng học tiếng Trung ChineseSkill, Duolingo, BBC learning English, Hello english Ngoài ra còn có các website học tiếng Anh online miễn phí như Tienganh123.com. Học ngoại ngữ qua các bài hát nổi tiếng, những mẩu truyện hoặc phim ảnh, tải các phiên bản từ điển như bluedict, Qdict lite, Tflat..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] http://www.giaoduc.edu.vn/ung-dung-cntt-vao-day-hoc-tieng-anh.htm
[2] Nguyễn Văn Long (2016), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ. Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam, tạp chí Khoa học ĐHNNQG: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 2 (2016) 36-47
[3] Nguyễn Văn Long (2015), Giảng dạy tiếng Anh trong thời đại truyền thông số từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (Language & Life).
[4] Nguyễn Văn Long (2012), Giới thiệu về giao tiếp qua công nghệ trong giáo dục, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng