KHOA DU LỊCH & NGOẠI NGỮ HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 55 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

Thứ hai - 25/02/2019 10:36
1. Đặt vấn đề
Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, nhà nước trong thời gian qua. Để thực hiện được chủ trương, chính sách trên đòi hỏi các trường đại học, cao đẳng trong nước phải coi trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên. Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thời kỳ 4.0 là trình độ ngoại ngữ. Trình độ ngoại ngữ của giảng viên là một trong những yếu tố quyết định chất lượng học ngoại ngữ của sinh viên. Vì thế, trong bài viết này, tác giả đánh giá thực trạng trình độ ngoại ngữ của giảng viên trường Đại học Sao Đỏ. Từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Sao Đỏ để góp phần nâng cao việc dạy và học ngoại ngữ tại trường Đại học Sao Đỏ thời kỳ 4.0.
2. Thực trạng về trình độ ngoại ngữ của giảng viên trường Đại học Sao Đỏ
            Khoa Du lịch và Ngoại ngữ gồm có 14 giảng viên giảng dạy ngoại ngữ trong đó có 4  giảng viên đào tạo tiếng Trung và 10 giảng viên đào tạo tiếng Anh. Giảng viên trực tiếp giảng dạy ngoại ngữ tại khoa Du lịch và Ngoại Ngữ Trường Đại học Sao Đỏ đều là những giảng viên nữ, trẻ, có trình độ thạc sỹ. Điều này vừa tạo ra lợi thế nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Về mặt lợi thế, giảng viên nữ thì sẽ có những phương pháp giảng dạy mềm dẻo, dễ nắm bắt được tâm tư suy nghĩ của sinh viên (đại đa số là sinh viên nữ). Hơn nữa, những giảng viên trẻ thường có lòng nhiệt huyết tận tâm với nghề rất cao, do đó các giảng viên luôn tự mình nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi những phương pháp dạy học mang tính sáng tạo, đồng thời kết hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại một cách hiệu quả để đem đến cho sinh viên những tiết giảng hay, dễ hiểu, dễ nhớ, và hứng thú học tập. Tuy nhiên, do các giảng viên đều là nữ nên phần lớn thời gian rảnh rỗi phải dành cho gia đình, vì thế thời gian dành cho việc tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ của giảng viên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Chưa có giảng viên ngoại ngữ nào đạt trình độ tiến sỹ và số lượng giáo viên giảng dạy tiếng Anh  đạt chuẩn Toeic >700 cũng còn rất khiêm tốn ( 2/11= 18.18%). Nếu đi nghiên cứu sinh và muốn nâng cao trình độ thật sự thì giảng viên sẽ phải đi nghiên cứu tại nước ngoài một khoảng thời gian nhất định. Điều này là hàng rào cản đối với giảng viên có con nhỏ. Bên cạnh đó, chi phí  để có một tấm bằng tiến sỹ ngành ngôn ngữ Anh hoặc ngôn ngữ Trung cũng là một bài toán không dễ đối với các giảng viên nữ.
            Qua thống kê nhà trường có 10,53%  giảng viên có trình độ tiến sỹ, còn lại đều có trình độ thạc sĩ,  ngoài ra có 56 giảng viên đang làm NCS trong và ngoài nước như: Nga, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nếu xét về bằng cấp thì các giảng viên về cơ bản đảm bảo yêu cầu tuy nhiên do đặc thù đào tạo của giáo dục Việt Nam còn tập trung vào lý thuyết và không có môi trường giao tiếp với người nước ngoài nên khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các giảng viên là vô cùng hạn chế. Ban lãnh đạo của trường luôn đề cao và tạo điều kiện tối đa cho các giảng viên tham gia học nâng cao trình độ tiếng Anh. Cụ thể khoa Du lịch ngoại ngữ năm 2016 đã đào tạo được 3 lớp tiếng anh giao tiếp và năm 2017 khai giảng một lớp văn bằng 2 tiếng Anh cho công nhân viên chức trong trường. Tuy nhiên do khối lượng công việc nhiều, các học viên đều vừa phải giảng dạy hoặc tham gia công việc tại các phòng ban nên việc tham gia các tiết học chưa được đầy đủ, thời gian dành cho ôn luyện ngoại ngữ là chưa có chính vì vậy khả năng giao tiếp thực tế của các giảng viên chưa thật sự nâng cao như mong muốn.
            Đối với các giảng viên chuyên ngữ, việc sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Trung trong giao tiếp hàng ngày là điều có thể tuy nhiên các giảng viên đều ngại nói ngoại ngữ mà bản thân đang giảng dạy. Nguyên nhân là vì đối tượng giao tiếp thực tế bằng ngoại ngữ không có, chủ yếu là đồng nghiệp cùng dạy ngoại ngữ đó. Chính vì vậy vốn từ và các cụm từ lóng trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày không được bồi đắp và phát triển. Phản xạ cũng dần bị kém đi. Đối với giảng viên không chuyên, căn cứ vào quá trình giảng dạy thực tế lớp văn bằng 2, chỉ khoảng một phần hai học viên của lớp văn bằng 2 tiếng Anh là có thể có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh ở trình độ cơ bản nhưng chưa thể tự tin thuyết trình hoặc giao tiếp những chủ để chuyên sâu với người bản xứ. Và căn cứ vào kết quả thi vấn đáp đợt thi sát hạch các giảng viên năm 2016, nhóm tác giả nhận thấy khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của giảng viên không chuyên còn rất hạn chế. Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các giảng viên còn hạn chế bởi ba nguyên nhân chính đó là: Không có môi trường giao tiếp với người bản ngữ, động lực giao tiếp bằng tiếng Anh không có và không sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp.
2. Giải pháp để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên trường Đại học Sao Đỏ
            - Nhà trường cần liên kết với nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ trong và ngoài nước để tạo điều kiện cho giảng viên đi học tập nâng cao trình độ. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Vì vậy nếu nhà trường liên kết được với nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín và tạo điều kiện cho giảng viên đi học tập nâng cao trình độ thì chắc chắn đội ngũ giảng viên của trường đại học Sao Đỏ sẽ có khả năng giao tiếp, làm việc bằng Tiếng Anh tốt
            - Nhà trường mời các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước đến trường hướng dẫn, tập huấn, nói chuyện theo chuyên đề bằng Tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên để giảng viên trong trường có nhiều cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài.
            - Nhà trường tạo điều kiện cho các giảng viên và sinh viên tham gia các hội thảo chuyên để về về ngoại ngữ từ đó các giảng viên được cử đi hội thảo sẽ truyền đạt lại cho những giảng viên khác trong trường biết về nội dung các hội thảo họ tham dự.
            - Nhà trường cần xây dựng cơ chế, chính sách mang tính chất đặc thù nhằm khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia học ngoại ngữ để nâng cao trình độ.
            - Nhà trường nên xây dựng nhiều biểu tượng, biển chỉ dẫn bằng Tiếng Anh và Tiếng Trung trong khuôn viên trường.
             - Tất cả các cán bộ giảng viên phải tự có kế hoạch học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ bản thân. Tất cả giảng viên ngành ngôn ngữ Anh phải thi Toeic đạt 700 điểm, giảng viên Tiếng Trung thi HSK đạt 100%.
            - Các giảng viên tự tìm kiếm các lớp học dài hạn hay ngắn hạn phù hợp với mình để tham gia học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ. Tìm kiếm các hội thảo về chuyên ngành ngoại ngữ để tham gia học hỏi. Tất cả giáo viên không chuyên ngoại ngữ phải tham gia học các lớp Tiếng Anh giao tiếp hoặc cố gắng học văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh.
            - Khuyến khích các giảng viên giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung khi giao tiếp cùng nhau.  Xây dựng câu lạc bộ tiếng Anh cho sinh viên và tự sinh viên hoạt động cùng nhau như câu lạc bộ tiếng Anh của sinh viên đại học Sao Đỏ (online hoặc offline)
            - Cần tổ chức một số hội thảo có yếu tố nước ngoài tại trường để tạo không khí ngoại ngữ cho sinh viên. Mời tình nguyện viên nước ngoài về trường tháng một lần vào một ngày nhất định để tham gia câu lạc bộ tiếng Anh với sinh viên. Điều này sẽ thúc đẩy ý thức tự học ngoại ngữ của sinh viên
            - Tích cực tìm hiểu các phương pháp giảng dạy tích cực và hiện đại hiện nay để áp dụng vào trong bài giảng nhằm tăng hứng thú học tập cho sinh viên. Kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy trong một tiết học để bài giảng trở nên có chiều sâu và đạt được hiệu quả như mong muốn. Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn để đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay.

3. Kết luận
            Bài trao đổi của tôi đã trình bày được thực trạng trình độ ngoại ngữ của giảng viên trường Đại học Sao Đỏ, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ của giảng viên Trường Đại học Sao Đỏ. Bài viết cho thấy phần lớn các GV tiếng Anh và tiếng Trung khoa Du lịch & Ngoại ngữ trường Đại học Sao Đỏ có kiến thức chuyên môn tương đối tốt, thể hiện ở kết quả là đa số các GV đều nêu bật mục tiêu môn học, thể hiện rõ ràng, chính xác, có hệ thống mục tiêu bài học và nội dung bài giảng; sử dụng các thiết bị và đồ dùng giảng dạy hiệu quả trong tiết dạy của mình. Kĩ năng sư phạm của các GV cũng được đánh giá ở mức tương đối tốt, thể hiện qua việc hầu hết các GV biết cách tạo hứng thú, sử dụng khá linh hoạt và phù hợp các phương pháp giảng dạy phát huy tính chủ động, tích cực của SV. Tác phong sư phạm của GV cho thấy phần lớn các GV đều thể hiện sự tự tin, truyền cảm hứng học tập cho HS và có thái độ thân thiện, tích cực trong quá trình giảng dạy. Tôi hy vọng bài trao đổi này sẽ có tác dụng hữu ích để góp phần nâng cao việc dạy và học ngoại ngữ tại trường Đại học Sao Đỏ thời kỳ 4.0.

Tác giả bài viết: Trần Thị Mai Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
LIÊN HỆ

TRƯỞNG KHOA


VĂN PHÒNG KHOA


  • Đang truy cập131
  • Hôm nay8,684
  • Tháng hiện tại140,891
  • Tổng lượt truy cập11,874,296
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây