KHOA DU LỊCH & NGOẠI NGỮ HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 55 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC

Chủ nhật - 25/08/2019 18:36
Đối với từng học sinh cuối cấp, việc lựa chọn một ngành nghề cho mình khi bước vào đời là một trong những vấn đề đang nhận được nhiều sự chú ý nhất. Do đó, các bạn cần phải nắm bắt được nhiều thông tin về các ngành nghề trong xã hội hiện nay, nhằm có được những quyết định sáng suốt nhất cho cuộc đời mình.
            Trong những năm qua, du lịch đã trở thành một trong những ngành được nhiều người quan tâm đến. Vậy cơ hội việc làm đối với lĩnh vực này hiện nay ra sao? Có xứng đáng để các bạn bỏ ra 4 năm tuổi trẻ để theo đuổi?
            Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch đang trên đà tăng không phanh. Tính đến nay, có hơn hàng trăm nghìn lượt du khách quốc tế đến tham quan nước ta vào mỗi tháng.
            Dựa theo thống kê, các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng cho đến năm 2020, sẽ có hơn hàng chục triệu du khách cập bến nước ta với khoảng 500 nghìn địa điểm phục vụ lưu trú, dẫn đến nhiều cơ hội việc làm được mở ra cho các bạn sinh viên theo học chuyên ngành du lịch.
            Đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với ngành du lịch nước nhà. Nếu biết nắm bắt cơ hội và thời cơ, mang đến cho du khách chất lượng dịch vụ tốt nhất thì chắc chắn rằng lượng khách du lịch sẽ ngày càng tăng lên.
            Với xu thế phát triển mạnh của ngành du lịch, cả nước đang đón nhận được nhiều cơ hội, cũng như thách thức trước quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay. Tất cả các công ty và doanh nghiệp du lịch đều sẵn sàng cung cấp cho du khách các chương trình và các dịch vụ chất lượng cao, để đảm bảo rằng du khách có được một kỳ nghỉ đầy thú vị và hấp dẫn. Đi đối với sự lớn mạnh của lĩnh vực du lịch, cơ hội việc làm cho lĩnh vực này cũng ngày một tăng cao, mở ra cho sinh viên một môi trường làm việc năng động mang tầm quốc tế.
            Theo các chuyên gia về quản lý nguồn nhân lực, trong thời gian sắp tới, nhu cầu tuyển dụng của khối ngành du lịch tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng đi theo xu hướng phát triển chung của toàn cầu, và góp phần làm gia tăng GDP lên đến hơn 40%.
            Với thời buổi công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, du lịch đang đóng vai trò chủ chốt trong toàn bộ nền kinh tế cả trong và ngoài nước. Nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên trù phú, cùng nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, một số lượng lớn doanh nghiệp khách sạn và resort ồ ạt đầu tư vào ngành du lịch tại Việt Nam. Đây cũng chính là lý do tại sao trong nhiều năm qua, tiềm năng du lịch của đất nước lại có thể tiến xa được như vậy.
            Cùng với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp du lịch, các công ty và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch – nhà hàng – khách sạn đang tích cực tuyên truyền, cũng như thực hiện các công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ đầy tài năng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực làm việc trong ngành hiện nay còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
            Cách đây khoảng 5 năm, một trang tìm kiếm việc làm uy tín ở Việt Nam đã thực hiện khảo sát về nhu cầu nhân lực ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn. Theo đó, 90% các doanh nghiệp trong ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong cả năm. Tuy nhiên, về phía người lao động, 67% cho rằng cơ hội tìm được việc làm đúng ngành, đúng nghề sau khi tốt nghiệp rất khó khăn. Một trong những lý do khiến họ chưa tìm được công việc ưng ý là hạn chế về trình độ ngoại ngữ, không áp dụng kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường vào thực tế công việc.
            Tổng cục Du lịch cho biết, mỗi năm toàn ngành cần thêm khoảng 40.000 lao động (dự đoán tổng nhu cầu lao động toàn ngành năm 2015 là khoảng 505.000 người) nhưng số lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ đáp ứng 60% nhu cầu, trong đó chỉ có 12% đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Theo số liệu của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực, vẫn còn khoảng 30-45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour không đạt chuẩn ngoại ngữ. Những con số trên là minh chứng cho sức nóng của nghề du lịch.
            Phẩm chất đặc trưng cần có của người làm du lịch là quan tâm đến mọi người, biết lắng nghe, nhạy cảm, tâm lý; thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, ứng xử, xử lý tình huống… Ngoài ra, cần trang bị khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt và ngoại ngữ tốt, truyền đạt hiệu quả cũng như vốn kiến thức về các lĩnh vực văn hóa - xã hội phong phú và toàn diện.
            Làm ngành này, bạn trẻ sẽ có cơ hội tìm hiểu, rèn luyện và nâng cao kiến thức liên tục, làm quen, kết bạn với những con người đến từ nhiều vùng đất khác nhau. Từng địa danh, từng nhân vật đều là một kho tàng đặc sắc chờ bạn khám phá. Có thể nói, mỗi cá nhân làm du lịch chính là một sứ giả, góp phần giới thiệu cảnh sắc, văn hóaViệt Nam tới bạn bè quốc tế.
            Cơ hội việc làm trong ngành du lịch rất đa dạng. Bạn có thể khởi đầu với vị trí nhân viên, sau đó là chuyên viên và quản lý ở các lĩnh vực, bộ phận như kinh doanh tiếp thị và chăm sóc khách hàng; phát triển sản phẩm dịch vụ, điều hành tour, trung tâm thông tin du lịch, quản trị hành chính văn phòng công ty du lịch và lữ hành, hướng dẫn du lịch, chuyên viên tư vấn du lịch trong các tổ chức phi chính phủ về dự án trong mảng du lịch cộng đồng, chuyên viên tổ chức sự kiện trong các công ty sự kiện, hoặc chuyên về du lịch - nhà hàng - khách sạn.
            Thời gian gần đây, Du lịch Việt Nam có những bước tiến đáng kể với sự ra đời và phát triển của nhiều điểm đến được mệnh danh là “thiên đường khám phá, nghỉ dưỡng” được du khách trong và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ - điều mà nguồn nhân lực là yếu tố quyết định chính - chưa được đánh giá cao. Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, trong giai đoạn 2016 - 2020, cả nước sẽ cần hơn 800.000 nhân sự chất lượng cao làm việc trong ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn. Vậy nhưng, 30-45% hướng dẫn viên du lịch và 70-80% nhân viên lễ tân nhà hàng, khách sạn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đặc biệt là ngoại ngữ, buộc các doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Như vậy, sau giai đoạn khoảng 5 năm, “bài toán” thiếu nhân lực ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn vẫn chưa có lời giải thấu đáo.
            Giải quyết bài toán nhân lực cho ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn có lẽ cần bắt đầu từ việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hội nhập với xu thế đào tạo nghề trên thế giới, Khoa Du lich – Ngoại ngữ, trường Đại học Sao Đỏ là một trong những cơ sở đào tạo nghề chuyên về ngành Du lịch với phương pháp đào tạo hiện đại mới tập trung phát triển kỹ năng nghề, song song với thái độ chuyên nghiệp và trình độ ngoại ngữ cho sinh viên, coi đó là những điều kiện quan trọng để đảm bảo đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
            Khoa Du lich – Ngoại ngữ, trường Đại học Sao Đỏ hiện tập trung đào tạo 3 ngành chính thuộc 2 mảng Du lịch và Ngoại ngữ với các chuyên ngành như: Hướng dẫn du lịch, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung. Tất cả các chương trình đào tạo đều có tỷ trọng phần thực hành cao, có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên được học tập kiến thức chuyên môn song song với thực hành tại trường và tích lũy kinh nghiệm thực tế qua thực tập tại các doanh nghiệp du lịch - khách sạn uy tín. Đội ngũ giảng viên của Khoa đều là những người trực tiếp làm nghề lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn tốt, phương pháp đào tạo vững và đặc biệt đam mê truyền nghề cho các lứa sinh viên trẻ với hy vọng nguồn nhân lực trẻ có thể làm nghề tốt và phát huy được những thế mạnh của người Việt trong ngành dịch vụ - du lịch.

            Đặc biệt, chương trình đào tạo của Trường Đại học Sao Đỏ chú trọng trang bị kiến thức tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên hòa nhập tốt với môi trường làm việc ngay sau khi tốt nghiệp..
            Trên thực tế, sau 12 năm đào tạo trong lĩnh vực du lịch tính cho đến nay, Khoa Du lịch ngoại ngữ, trường Đại học Sao Đỏ đã đào tạo được trên 1000 sinh viên ở các hệ đào tạo. Trong chương trình học của Khoa, sinh viên được trang bị các khối kiến thức khác nhau như văn hoá, địa lí, nghiệp vụ hướng dân, nghiệp vụ khách sạn, quản trị kinh doanh, pháp luật du lịch… nên sau khi ra trường sinh viên có thể tham gia phỏng vấn và làm việc trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn, lữ hành…
            Ngoài ra, sinh viên ra trường có thể làm việc ở các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch như Tổng cục du lịch, các Sở Văn hoá, thể thao và du lịch các tỉnh, Ban quản lý các di tích, Cán bộ văn hoá xã (phường)… Và rất nhiều sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp hiện đang tham gia công tác đào tạo, làm giảng viên ở rất nhiều cơ sở đào tạo du lịch khác nhau từ Bắc vào Nam.
            Hằng năm, Khoa cũng mời rất nhiều các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ quan quản lí nhà nước, các doanh nghiệp tổ chức “Ngày hội việc làm” để tạo cơ hội sinh viên có thể tiếp cận với các nguồn tuyển dụng lao động khác nhau.
            Như vậy, các em sinh viên có thể yên tâm hoàn toàn với chương trình học, khả năng và cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Việt Nam học - chúng tôi có rất nhiều sự lựa chọn dành cho mỗi sinh viên

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết khoa Du lịch & Ngoại ngữ - Trường Đại học Sao Đỏ qua kênh nào?

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
LIÊN HỆ

TRƯỞNG KHOA


VĂN PHÒNG KHOA


  • Đang truy cập95
  • Hôm nay18,029
  • Tháng hiện tại611,139
  • Tổng lượt truy cập8,086,428
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây