KHOA DU LỊCH & NGOẠI NGỮ HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 55 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CÔNG ĐOÀN KHOA DU LỊCH & NGOẠI NGỮ VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11

Thứ sáu - 10/11/2017 10:41
Khi nhắc đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là nhắc đến một ngày trọng đại và ý nghĩa. Ngày để các thể hệ học trò hướng về các thầy cô - những người lái đò âm thầm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước.
        Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.”
        Quả đúng như vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu thế hệ học sinh đi qua, mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến tri thức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗi người thầy. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô như những người lái đò cần mẫn chở những người học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ giúp học trò đến được những bến bờ mới lạ…., để sau này, mỗi học sinh sẽ trở thành những công dân có ích cho xã hội. Về vị trí của người thầy trong xã hội, trải qua nhiều thời kỳ của đất nước, nghề dạy học luôn được xã hội và nhân dân ta kính trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu nên vị trí của người thầy càng được tôn vinh. Từ lâu, nhân dân đã truyền tụng câu nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Và tục ngữ cũng đã dạy: Không thầy đố mày làm nên… đủ thấy được lòng trân trọng, kính yêu của nhân dân ta dành cho các thầy cô giáo - những kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại như thế nào. Chính vì ở một đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo như vậy, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 có một vị trí thật đặc biệt. Gọi là Ngày Nhà giáo, nhưng nó không đơn thuần chỉ là ngày lễ hội của một ngành nghề, của riêng các thầy cô giáo mà đã trở thành một ngày hội của toàn dân, ngày lễ tôn vinh sự học, tôn vinh những người dạy chữ. Chính vì thế cứ mỗi độ thu về cùng với sắc vàng trên khắp các nẻo đường, những làn gió heo may thổi nhẹ qua làn tóc là không khí tấp nập chuẩn bị cho các hoạt động chào mừng ngày lễ kỷ niệm trọng đại này trên khắp các trường học trong cả nước.
        Đến thăm trường Đại học Sao Đỏ trong những ngày đầu của tháng 11 này chúng ta sẽ thấy một không khí vui tươi, nhộn nhịp ở khắp mọi nơi trong Trường. Trên giảng đường, các phòng học bừng sáng hơn với các màu sắc rực rỡ của khăn trải bàn và lọ hoa, các tiết học kết thúc với những tràng vỗ tay không ngớt. Cả thầy cô và trò cùng ra sức thi đua dạy và học để có thành tích cao trong dịp lễ này. Dưới sân trường, từng góc cây tỏa bóng mát là các nhóm sinh viên đang hăng say tập luyện các tiết mục văn nghệ với sự đa dạng về loại hình. Trên sân bóng dưới ánh nắng không chói chang rực lửa như những ngày hè tháng 5, tháng 6 nhưng nó cũng làm cho chúng ta say là những tiếng hò reo, cổ vũ của các đội tham gia thi đấu bóng chuyền hơi, bóng đá nam, nữ....giải khoa, giải trường. Thậm chí sau giờ tan trường, không khí tấp nập ấy càng bừng sáng hơn khi tiếng nhạc “cha cha” của các bản nhạc trữ tình và sôi động cất lên trong phòng tập bởi sự hăng say luyện tập của các cán bộ công nhân viên trong trường, các bản nhạc của các tiết mục múa và hát của các khoa.
        Hòa chung không khí vui tươi phấn khởi đó, ngay từ khi nhận được Kế hoạch hoạt động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2017 của Nhà trường, bằng sức trẻ và sự sáng tạo, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên khoa Du lịch & Ngoại ngữ đã phối kết hợp để lập kế hoạch, lên ý tưởng cho những hoạt động thiết thực góp phần chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam – một trong những ngày lễ trọng đại của nhà trường như tổ chức giải bóng chuyền hơi nữ cho tất cả các sinh viên các lớp trong toàn Khoa. Không khí tích cực tập luyện của các em đã đem lại những trận đấu bóng hay cho giải. Không khí nín thở hồi hộp theo dõi từng trái bóng, rồi tiếng vỡ òa hòa reo khi trái bóng kết thúc vẫn râm ran khi kết thúc giải. Bên cạnh hoạt động bóng chuyền hơi, các sinh viên nam nữ của Khoa cũng đang tham gia giải bóng đá nam nữ của ĐTN nhà trường tổ chức. Phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của trường không thể thiếu màu sắc riêng của Khoa đó là việc tổ chức các trò chơi dân gian như bịt mắt đuổi lợn, bắt lươn, ném còn, cướp cờ, nhảy dây...vào ngày 13 tháng 11 hứa hẹn một sân chơi đầy hứa hẹn và vui vẻ sảng khoái sau giờ học căng thẳng cho các thành viên tham gia và cổ vũ. Đây cũng chính là phần thưởng đầy ý nghĩa, có tác dụng cổ vũ, động viên, khích lệ, đem lại niềm vui, niềm phấn khởi cho thầy và trò khoa DL&NN.
        Ngày 20.11 đang đến gần, mỗi chúng ta đều không tránh khỏi sự xao xuyến trong lòng. Ai nấy đều hướng tới ngày này với tình cảm thiêng liêng nhất. Việc tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
LIÊN HỆ

TRƯỞNG KHOA


VĂN PHÒNG KHOA


  • Đang truy cập124
  • Hôm nay8,434
  • Tháng hiện tại140,641
  • Tổng lượt truy cập11,874,046
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây