KHOA DU LỊCH & NGOẠI NGỮ HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 55 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Thứ hai - 25/12/2017 12:44
Việc giáo dục kỹ năng sống là hết sức quan trọng, giúp sinh viên rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng, có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh của bạn bè cùng trang lứa, phòng ngừa những hành vi có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của các em, giúp các em chọn lọc cách ứng xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống.
          Ngày nay xã hội hiện đại có tác động rất lớn đối với học sinh, sinh viên. Bên cạnh những yếu tố tích cực, thì những ảnh hưởng tiêu cực đã tạo ra áp lực, cám dỗ, lôi kéo các em vào các hành động liều lĩnh, trở thành nạn nhân của tình trạng lạm dụng hay bạo lực, căng thẳng, mất lòng tin, mặc cảm. Do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sống, do suy nghĩ còn nông cạn nên các em có thể ứng phó không lành mạnh trước các áp lực trong cuộc sống hàng ngày tìm đến rượu, thuốc lá, ma túy, sa vào các tệ nạn xã hội, phạm pháp, tự vẫn hoặc có hành vi bạo lực đối với người khác…
IMG 2528 IMG 0055
          Việc giáo dục kỹ năng sống là hết sức quan trọng, giúp sinh viên rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng, có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh của bạn bè cùng trang lứa, phòng ngừa những hành vi có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của các em, giúp các em chọn lọc cách ứng xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống.
IMG 1957IMG 1781
          Rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ mà tiêu biểu là các em sinh viên là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, người giáo viên giữ vai trò quyết định. Đây cũng là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực mà Bộ giáo dục đã đề ra”.
          Người giáo viên ngoài những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, đòi hỏi phải nắm vững kiến thức kỹ năng sống để giáo dục các em sinh viên. Tạo điều kiện để các em cảm nhận được không khí thân thiện với trường, lớp, với gia đình và với mọi người. Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi và bậc học mà người giáo viên có những biện pháp giáo dục các em khác nhau. Giáo dục kỹ năng sống bao gồm giáo dục nhận thức, sự hiểu biết, thái độ, cách vận dụng và sau cùng là những hành vi mang tính tích cực.
          Đối với các em sinh viên, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt được cái gì tốt, cái gì xấu, điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn. Do đó, người giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi sinh viên. Giáo dục các em tự phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống nào đó cụ thể. Luôn tạo điều kiện, động viên các em tham gia, hoạt động công tác đoàn và những sân chơi bổ ích, lành mạnh như: câu lạc bộ Robocon, guitar, ngoại ngữ, thuyết trình… thường xuyên tổ chức chuyến về nguồn, thực tế ( gắn liền với nội dung học) ở trường, ở các địa phương để giúp các em có thêm kiến thức về vốn sống và giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Hoặc tổ chức các buổi chiếu phim ảnh với nội dung thiết thực về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng… thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên.
          Ngoài những giờ lên lớp, người giáo viên cần tranh thủ thời gian tìm hiểu sinh viên để kịp thời chia sẻ, giúp đỡ, động viên các em vượt qua khó khăn, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em. Trong quá trình tìm hiểu, người giáo viên phải chân thành chủ động, xóa bỏ khoảng cách giữa sinh viên và giáo viên, luôn lựa chọn những ngôn từ thích hợp, bổ ích nhằm giáo dục các em có thêm kiến thức trong cuộc sống.
          Tăng cường giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục đại học. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng để hoàn thành tốt nhiệm vụ này chính là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
          Có thể nói rằng, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà trường với sinh viên, là người gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với sinh viên, là kênh truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của các em tới ban giám hiệu nhà trường và ngược lại. Cũng bởi trọng trách nặng nề đó nên giáo viên chủ nhiệm là người phải xử lý mọi việc làm, tình huống diễn ra trong lớp học.
          Giáo viên chủ nhiệm là một nhân tố quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức, tư cách của sinh viên. Đặc biệt, trong quá trình rèn luyện kỹ năng, giáo viên chủ nhiệm cũng là một bộ phận không thể thiếu.
          Rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn hạn chế. Nếu rèn luyện tốt thì sinh viên sẽ tự tin, dạn dĩ khi phát biểu trước tập thể. Các em chưa nắm rõ cách thức sinh hoạt tập thể, làm việc theo nhóm. Mà đây là điều kiện tất yếu trang bị cho các em khi làm việc ngoài xã hội. Do đặc điểm của lứa tuổi nên một số sinh viên còn nóng vội, suy nghĩ nông cạn dẫn đến những mâu thuẫn và đi đến giải quyết bằng bạo lực. Nếu như các em được tư vấn tốt thì chắc hẳn các em sẽ kịp thời khắc phục.
          Rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên là rèn luyện kỹ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống, rèn luyện thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, nâng cao ý thức tự lực, tự quản của sinh viên
          Rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên là phải có phương pháp dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi , giúp sinh viên tự tin hơn trong học tập. Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo, có ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của sinh viên. Sinh viên được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng thầy, cô thực hiện các giải pháp để dạy và học có hiệu quả cao.
          Tóm lại, giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên là rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kỹ năng cho các em để các em có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Để làm được điều đó, mỗi người giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là trong việc giúp những em có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
LIÊN HỆ

TRƯỞNG KHOA


VĂN PHÒNG KHOA


  • Đang truy cập76
  • Hôm nay5,299
  • Tháng hiện tại137,506
  • Tổng lượt truy cập11,870,911
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây