KHOA DU LỊCH & NGOẠI NGỮ HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 55 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG

Chủ nhật - 24/02/2019 10:54
Năm học 2018-2019, Khoa Du lịch và Ngoại ngữ - Trường Đại học Sao Đỏ vui mừng chào đón cô Yen, Hui-Chuan - giáo viên thỉnh giảng người Đài Loan về giảng dạy cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung quốc. Mỗi ngôn ngữ đều có những nét đặc thù riêng của mình, đối với sinh viên Việt Nam khi học tiếng Trung thì việc khó nhất chính là học đọc và viết. Hiểu được những khó khăn này cô Yen, Hui – Chuan đã chia sẻ với sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trước buổi học tiếng Trung đầu tiên, sinh viên cần phải chuẩn bị cho mình những vấn đề như sau:
Chuẩn bị cho mình vài quyển vở ôly, bút chì, bút mực dạng nước, tẩy hoặc là bút xóa. Dùng các loại bút này là để tăng khả năng tỳ đè khi viết chữ, cũng có thể dễ dàng tấy xóa khi sai. Ngoài vở ghi chép trên lớp thì sinh viên cần phải có 1 quyển vở tập viết riêng ở nhà.
Trong quá trình học tập, sinh viên nên hạn chế tối đa sử dụng tiếng mẹ đẻ, tận dụng mọi cơ hội để nói và viết. Nên nhớ: “Chỉ sợ không nói, không sợ nói sai”.
Học tập là một quá trình, phải tiến dần từng bước, không nóng vội, không đốt cháy giai đoạn. Muốn học tiếng Trung thương mại, biên phiên dịch thì trước hết phải học tốt tiếng Trung cơ bản:
- Phát âm chuẩn: Sinh viên phải chú ý lắng nghe khi giảng viên phát âm, làm theo, đến khi nào phát âm chuẩn thì thôi. Việc phát âm chuẩn là vô cùng quan trọng, nó hỗ trợ việc nghe tốt, nói tự tin sau này.
-  Học thuộc 214 bộ thủ: Muốn viết được chữ Hán thì sinh viên phải học thuộc được 214 bộ thủ. Bộ thủ là những nét cơ bản nhất để cấu tạo thành chữ Hán, khi ghép các bộ thủ lại theo quy ước thì ta sẽ có được các chữ Hán khác phức tạp hơn. Do vậy, bộ thủ giúp sinh viên nắm được kết cấu viết từ, nhớ từ tốt hơn và hỗ trợ cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa.
- Học từ Hán Việt: Đối với người Việt Nam học tiếng Trung thì việc học được các từ Hán Việt là vô cùng quan trọng; lúc đó, ta có thể ghép hay chuyển đổi từ tiếng Việt qua tiếng Trung và ngược lại, giúp tăng vốn từ nhanh hơn dựa vào vốn từ sẵn có trong tiếng Việt.
- Học cách viết chữ Hán: Để luyện tập viết chữ cho đúng, cho nhanh.
Cuối cùng các em cần nắm chắc hệ thống ngữ pháp cơ bản: Ngữ pháp bổ trợ tốt cho kỹ năng viết, kỹ năng nói, biên phiên dịch.
Yen, Hui – Chuan hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp các em sinh viên thành công trên con đường chinh phục ngôn ngữ tiếng Trung.

Dưới đây là một số hình ảnh về tiết giảng của cô Yen, Hui – Chuan

12

Yen, Hui – Chuan trong giờ khẩu ngữ

13872179363312

Nhóm sinh viên lớp DK8-NTQ trình bày bài thuyết trình

3
4
5

Nhóm sinh viên lớp DK7-NTQ dùng tiếng Hán diễn kịch

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
LIÊN HỆ

TRƯỞNG KHOA


VĂN PHÒNG KHOA


  • Đang truy cập103
  • Hôm nay5,250
  • Tháng hiện tại137,457
  • Tổng lượt truy cập11,870,862
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây