SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO SINH VIÊN
- Thứ bảy - 13/04/2019 10:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, trong đó có đến 60-70% các ca nạo phá thai là sinh viên, học sinh ở độ tuổi 15- 19 tuổi, 20-30% là phụ nữ chưa kết hôn. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến con số đau lòng này là việc thiếu kiến thức về giới tính, tình dục và sức khỏe sinh sản của giới trẻ.
Hiện nay tình trạng quan hệ tình dục của sinh viên ngày càng sớm trong khi kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục lại chưa được trang bị đầy đủ. Chính điều này đã dẫn đến nhiều câu chuyện đau lòng như mẹ sinh con rồi bỏ lại bệnh viện, hay tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng trẻ hóa…
Cũng vì lỗ hổng kiến thức sức khỏe sinh sản và tình dục dẫn đến việc rất nhiều sinh viên đã mang thai ngoài ý muốn, tình trạng hút nạo phá thai của người trẻ, đặc biệt là với giới sinh viên gia tăng, hoặc những hôn nhân bất khả kháng, những vụ ly hôn diễn ra chóng vánh, những đứa trẻ bị bỏ rơi không nơi nương tựa, hoặc các bệnh tật truyền nhiễm gia tăng, hiểm hoạ HIV/AIDS… cũng bắt nguồn từ nguyên nhân này.
Theo các chuyên gia, không khó để cải thiện tình trạng thiếu hụt kiến thức sức khỏe sinh sản và tình dục trong sinh viên nếu các bên liên quan đều chung tay, nỗ lực thay đổi.
Tuy vậy, thật đáng buồn vì hiện nay dường như chưa có trường lớp cụ thể nào chỉ dẫn cho sinh viên về vấn đề tình dục. Chủ yếu là thông qua các hoạt động tự phát của trường, chứ chưa có tính hệ thống. Điều này dẫn đến sinh viên phải tự tìm hiểu kiến thức tình dục qua các kênh thông tin khác, như internet.
Trong khi những nguồn này không phải chính thống, khiến sinh viên thiếu hụt kiến thức nghiêm trọng, đặc biệt là kiến thức này nằm trong những nhu cầu cơ bản của con người.
Trong thực tế, tâm lý chung của người Việt Nam còn dè dặt trong vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục, người lớn nghe con trẻ nói về tình dục là việc xấu. Chính điều đó khiến người trẻ giấu giếm. Bên cạnh đó phụ huynh cũng có quan niệm sợ vẽ đường cho hưu chạy, không cho con cái hiểu biết vấn đề này từ nhỏ… Và đã dẫn đến những câu chuyện buồn như đã xảy ra.
Do đó, đã đến lúc gióng hồi chuông báo động về việc sinh viên thiếu hụt kiến thức sức khỏe sinh sản và tình dục. Các nhà tâm lý, giáo dục, xã hội cần cùng nhau tham gia nghiên cứu một cách bài bản, khoa học và có lộ trình về những bộ sách hướng dẫn về vấn đề này một cách có hệ thống, và cần được dạy cho học sinh ngay từ bậc THCS. Dựa vào tâm lý từng độ tuổi để hướng dẫn những kỹ năng sao cho phù hợp, như HS lớp 6 thì cần biết gì, HS lớp 7 thì nên học những gì, học sinh lớp 8 thì nên hiểu thêm vấn đề gì…Hơn nữa, giáo dục chỉ không dừng lại ở chuyện chỉ mô tả, nói sơ sơ, qua loa kiểu ứng phó mà phải cung cấp thật kỹ cho sinh viên những kỹ năng, những biện pháp phòng tránh thai…
Bên cạnh đó, các trường nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản và tình dục cho sinh viên, thường xuyên phát tài liệu về vấn đề này cho sinh viên; hoặc tổ chức các CLB chuyên về mảng này, hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa để lồng ghép kiến thức này hướng dẫn cho sinh viên.
Ngay bây giờ, sinh viên cần tự mình tìm hiểu, trang bị các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản thông qua các kênh thông tin chính thống như truyền hình, sách, báo, trung tâm truyền thông và sức khỏe sinh sản,… để tự bảo vệ mình và lựa chọn lối sống lành mạnh, tích cực, phát huy tối đa tiềm năng, sức trẻ, đạt được những mục tiêu của bản thân và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Cũng vì lỗ hổng kiến thức sức khỏe sinh sản và tình dục dẫn đến việc rất nhiều sinh viên đã mang thai ngoài ý muốn, tình trạng hút nạo phá thai của người trẻ, đặc biệt là với giới sinh viên gia tăng, hoặc những hôn nhân bất khả kháng, những vụ ly hôn diễn ra chóng vánh, những đứa trẻ bị bỏ rơi không nơi nương tựa, hoặc các bệnh tật truyền nhiễm gia tăng, hiểm hoạ HIV/AIDS… cũng bắt nguồn từ nguyên nhân này.
Theo các chuyên gia, không khó để cải thiện tình trạng thiếu hụt kiến thức sức khỏe sinh sản và tình dục trong sinh viên nếu các bên liên quan đều chung tay, nỗ lực thay đổi.
Tuy vậy, thật đáng buồn vì hiện nay dường như chưa có trường lớp cụ thể nào chỉ dẫn cho sinh viên về vấn đề tình dục. Chủ yếu là thông qua các hoạt động tự phát của trường, chứ chưa có tính hệ thống. Điều này dẫn đến sinh viên phải tự tìm hiểu kiến thức tình dục qua các kênh thông tin khác, như internet.
Trong khi những nguồn này không phải chính thống, khiến sinh viên thiếu hụt kiến thức nghiêm trọng, đặc biệt là kiến thức này nằm trong những nhu cầu cơ bản của con người.
Trong thực tế, tâm lý chung của người Việt Nam còn dè dặt trong vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục, người lớn nghe con trẻ nói về tình dục là việc xấu. Chính điều đó khiến người trẻ giấu giếm. Bên cạnh đó phụ huynh cũng có quan niệm sợ vẽ đường cho hưu chạy, không cho con cái hiểu biết vấn đề này từ nhỏ… Và đã dẫn đến những câu chuyện buồn như đã xảy ra.
Do đó, đã đến lúc gióng hồi chuông báo động về việc sinh viên thiếu hụt kiến thức sức khỏe sinh sản và tình dục. Các nhà tâm lý, giáo dục, xã hội cần cùng nhau tham gia nghiên cứu một cách bài bản, khoa học và có lộ trình về những bộ sách hướng dẫn về vấn đề này một cách có hệ thống, và cần được dạy cho học sinh ngay từ bậc THCS. Dựa vào tâm lý từng độ tuổi để hướng dẫn những kỹ năng sao cho phù hợp, như HS lớp 6 thì cần biết gì, HS lớp 7 thì nên học những gì, học sinh lớp 8 thì nên hiểu thêm vấn đề gì…Hơn nữa, giáo dục chỉ không dừng lại ở chuyện chỉ mô tả, nói sơ sơ, qua loa kiểu ứng phó mà phải cung cấp thật kỹ cho sinh viên những kỹ năng, những biện pháp phòng tránh thai…
Bên cạnh đó, các trường nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản và tình dục cho sinh viên, thường xuyên phát tài liệu về vấn đề này cho sinh viên; hoặc tổ chức các CLB chuyên về mảng này, hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa để lồng ghép kiến thức này hướng dẫn cho sinh viên.
Ngay bây giờ, sinh viên cần tự mình tìm hiểu, trang bị các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản thông qua các kênh thông tin chính thống như truyền hình, sách, báo, trung tâm truyền thông và sức khỏe sinh sản,… để tự bảo vệ mình và lựa chọn lối sống lành mạnh, tích cực, phát huy tối đa tiềm năng, sức trẻ, đạt được những mục tiêu của bản thân và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.