Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, trường Đại học Sao Đỏ

http://ftf.saodo.edu.vn


SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

Tóm tắt: Từ vựng là vật liệu cấu thành nên ngôn ngữ. Học bất kì một ngôn ngữ nào đều cần có một lượng từ vựng nhất định. Tiếng Hán và tiếng Việt mặc dù không cùng trong một ngữ hệ nhưng đều là loại hình ngôn ngữ đơn lập không có sự biến đổi hình thái của từ. Hơn nữa Việt Nam- Trung Quốc núi sông liền một dải, vì vậy vấn đề tiếp xúc, vay mượn ngôn ngữ đặc biệt là về từ vựng là không thể tránh khỏi. Hiểu được vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ giữa hai nước và vận dụng tốt những từ Hán Việt này sẽ giúp ích không nhỏ cho việc nâng cao khả năng diễn đạt ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp của bản thân.
MỞ ĐẦU
         Việt Nam - Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông. Hai nước có nhiều đặc điểm tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ và văn hóa do sự giao lưu tiếp xúc từ lâu đời. Sự tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt đã trải qua hàng ngàn năm, có giai đoan người Việt dùng tiếng Hán như một ngôn ngữ chính thống. Hệ quả của việc tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ là đã để lại trong từ vựng tiếng Việt hiện đại một lớp từ Hán Việt phong phú và đa dạng trong đó có những từ giữ nguyên nghĩa như trong tiếng Hán hiện đại, có những từ lại phát triển thêm nghĩa mới hoặc bớt nghĩa, biến nghĩa, tạo ra các biến thể. Bên cạnh đó, người Việt còn sử dụng nhiều yếu tố Hán Việt với tư cách là những hình vị để tạo từ mới khiến vốn từ tiếng Việt thêm phong  phú., ngoài ra người Việt còn sáng tạo nên hệ thống chữ Nôm của riêng mình trên cơ sở của chữ Hán.
1. Tiếp xúc ngôn ngữ là gì?
         Tiếp xúc ngôn ngữ là “Sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (O.S. Akhmanova, 1966). Tiếp xúc ngôn ngữ còn được hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy định bởi nhu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v. thúc đẩy” (V.N.Jarceva, 1990).
         Tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt thê hiện trên hai phương diện: Âm Hán Việt và chữ Nôm.
2. Âm Hán Việt
         Âm Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt, bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán thời Đường, chịu sự chi phối của ngữ âm tiếng Việt.
         Có hình thức cách đọc Hán Việt là do sang thế kỉ thứ X, Việt nam trở thành một quốc gia độc lập tự chủ. Vì lý do chính trị đó, tiếng hán ở Việt  Nam hoàn toàn cách ly khỏi tiếng hán ở bên kia bên giới. Sau thế kỉ thứ X, tiếng Hán ở các triều đại Nguyên, Minh, Thanh vẫn tiếp tục diễn biến, không tác động trực tiếp với vai trò quyết định như trước nữa nên tiếng hán ở Việt nam chịu sự chi phối của tiếng Việt. Cách đọc Hán Việt đã hình thành, phát triển và  tồn tại đến ngày nay. Trong bước đầu gây dựng đất nước, từ thời Lý–Trần, cha ông chúng ta đã biết dựa vào văn hoá Hán và chữ Hán để đào tạo nhân tài. Trong công cuộc này, người Việt đã ít khi có dịp tiếp xúc trực tiếp với người Trung Hoa, tiếp xúc ngôn ngữ qua "con đường sách vở" đã thay thế dần cho con đường tiếp xúc ngôn ngữ trước đây là"con đường khẩu ngữ"  .
         Tầm quan trọng của cách đọc Hán Việt là :
         - Một lối đọc thuận lợi cho người Việt, có thể đọc mọi văn bản Hán,
         - Một căn cứ để nghiên cứu lịch sử tiếng Việt.
         - Một căn cứ để nghiên cứ chữ Nôm.
         - Rất hữu ích cho người học tiếng Hán.
         Về mặt từ vựng, tiếp xúc ngôn ngữ có ảnh hưởng hai chiều, trong vốn từ Hán có tiếp nhận một số từ  tiếng Việt, trái lại tiếng Việt cũng tiếp nhận nhiều từ của tiếng Hán.
         Ví dụ: những từ trong tiếng Hán như: 波罗蜜(Mít),番石榴(Lựu),槟榔 (Qủa cau) đều là những từ gốc Việt.
         Trong tiếng Việt nhiều từ mượn tiếng Hán gọi là từ gốc Hán. Có từ mượn từ trước khi có cách đọc Hán Việt, có từ mượn theo cách đọc Hán Việt, phần này chiếm tỷ lệ rất lớn.
         Ví dụ:
Chè có cách đọc Hán Việt tương đương là trà.
Rồng có cách đọc Hán Việt tương đương là long.
Chém có cách đọc Hán Việt tương đương là trảm.
         Ngoài ra, một số ít vay mượn trên con đường khẩu ngữ ( theo cách phát âm địa phương của Trung Quốc) như mì chính, màn thấu, xá xíu, vằn thắn, sủi cảo...
         Tuy nhiên, từ Hán Việt  khi vào Việt nam lại phát triển thêm lên. Trong đời sống ngôn ngữ hôm nay ở Việt Nam, dường như đã và đang có một xu hướng khác rất đáng ghi nhận. Đó là ngày càng xuất hiện nhiều hơn những từ ngữ Hán Việt tự tạo (nội sinh), tức là những từ ngữ được chính người Việt tạo ra trên cơ sở vốn liếng đã có từ cha ông để lại – những ngữ tố gốc Hán đọc với âm Hán Việt. Đó là trường hợp của những từ ngữ như: sơ tán, di tản, cư xá, tiếp viên, tiếp thị, hội nhập, hội thảo, hội chứng, lập trình, ứng viên, ứng xử, cư xá,.... Những từ ngữ như vậy, tuy có thể "phiên chuyển" thành chữ Hán nhưng trong một số từ điển tiếng Hán hiện đại như Từ điển Hán ngữ hiện đại, Từ điển quy phạm Hán ngữ hiện đại  đều không hề tìm thấy chúng. Đó chính là sản phẩm của người Việt một khi họ thực sự làm chủ cái vốn ngữ tố Hán Việt cơ bản từ lâu đã có cuộc sống riêng trong tiếng Việt. Một đôi khi chính những từ ngữ Hán Việt nội sinh này đã đẩy lùi những từ ngữ Hán Việt nguyên ngữ đã một thời vang bóng trước đây, như hội thảo đã thay thế hẳn khai hội, và phần nào thay thế cho hội nghị.
         Tuy rằng giữa lớp từ Hán Việt và tiếng Hán hiện đại có sự tương đồng về mặt ngữ âm, nhưng chính sự tương đồng ấy chính là tác nhân gây “nhiễu” cho người học. Người học có xu hướng biến cái tương đồng thành cái đồng nhất. Nói cách khác, họ dễ lấy các đơn vị từ vựng tương đồng trong ngoại ngữ đang học, ví dụ như từ 困难có âm Hán Việt là khốn nạn, nhưng khi sang Việt Nam nó đã mất đi cái nghĩa này và sản sinh ra một nghĩa khác là khó khăn. Hoặc từ 表情, nghĩa trong tiếng Hán hiện đại là “ bộc lộ tư tưởng tình cảm trong lòng qua sắc mặt và thái độ” nhưng trong tiếng Việt lại có nghĩa là” đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung.”. Muốn nói nghĩa biểu tình, người Trung Quốc dùng từ 示威。 Ngược lại trong tiếng Việt từ thị uy lại có nghĩa “Biểu dương sức mạnh để gây áp lực, uy hiếp ai đó.” Như vậy những từ này khi vào hệ thống từ vựng tiếng Việt đã phát sinh thêm nghĩa khác với nghĩa gốc của nó.
         Tương tự ta có từ 工作âm Hán Việt là công tác, nghĩa trong tiếng Hán hiện đại là “ làm việc, công việc”  công tác trong tiếng Việt có nghĩa là làm công tác, do vậy với câu” Ngày mai anh ấy đi công tác” thì không thể dịch sang tiếng hán là 明天他去工作 mà phải là 明天他去出差.
3. Chữ Nôm
         Sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt còn một hệ quả khác nữa đó là sự xuất hiện của chữ Nôm. Chữ Nôm dựa trên cơ sở chữ Hán và cách đọc Hán Việt là kí hiệu văn tự tiếng Việt. Nhờ có chữ Nôm mà bảo tồn được nhiều áng văn thơ bất hủ như: thư Quốc Âm thời Hồng Đức của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du....
         Chữ Nôm là một sản phẩm thể hiện tài trí của người Việt nam trong sự nghiệp Việt hóa văn tự hán. Chữ Nôm chủ yếu dùng trên sách vở, giấy tờ còn đóng vai trò chủ chốt và chiếm ưu thế tuyệt đối trong ngôn ngữ số đông toàn dân vẫn là tiếng Việt. Chữ Nôm thuộc loại hình ghi âm . có một số cách tạo ra chữ nôm như sau:
         a) Mượn cả âm và nghĩa của chữ Hán
         Mượn cả âm đọc (âm Hán Việt) và nghĩa của chữ Hán để ghi lại các từ từ Hán Việt. Âm Hán Việt có ba loại là:
         * Âm Hán Việt tiêu chuẩn: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán thời Đường. Ví dụ: "ông" 翁, "bà" 婆, "thuận lợi" 順利, "công thành danh toại" 功成名遂.
         * Âm Hán Việt cổ: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán trước thời Đường. Ví dụ: "mùa" 務 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là"vụ"), "bay" 飛 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phi"), "buồng" 房 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phòng").
         * Âm Hán Việt Việt hoá: là các âm gốc Hán bị biến đổi cách đọc do ảnh hưởng của quy luật ngữ âm tiếng Việt. Ví dụ: "thêm" 添 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "thiêm"), "nhà" 家 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "gia"), "khăn" 巾 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "cân"), "ghế" 几 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "kỉ").
         Ba loại âm Hán Việt kể trên đều được dùng trong chữ Nôm.
         b) Mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa
         Mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm tiếng Việt. Âm mượn có thể là âm Hán Việt tiêu chuẩn, âm Hán Việt cổ hoặc âm Hán Việt Việt hoá. Khi đọc có thể đọc giống với âm mượn hoặc đọc chệch đi.
Ví dụ:
         Đọc giống như âm Hán Việt tiêu chuẩn: chữ "một" 沒 có nghĩa là "chìm" được mượn dùng để ghi từ "một" trong "một mình", chữ "tốt" 卒 có nghĩa là "binh lính" được mượn dùng để ghi từ "tốt" trong "tốt xấu", chữ "xương" 昌 có nghĩa là "hưng thịnh" được mượn dùng để ghi từ "xương" trong "xương thịt", chữ "qua" 戈 là tên gọi của một loại binh khí được mượn dùng để ghi từ "qua" trong "hôm qua".
         Đọc chệch âm Hán Việt tiêu chuẩn: "gió" 這 (mượn âm "giá"), "cửa" 舉 (mượn âm "cử"), "đêm" 店 (mượn âm "điếm"), "chạy" 豸 (mượn âm "trãi").
         Đọc giống như âm Hán Việt cổ: chữ "keo" 膠 ("keo" trong "keo dán", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "giao") được dùng để ghi lại từ "keo" trong "keo kiệt", chữ "búa" 斧 ("búa" trong "cái búa", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phủ") được dùng để ghi lại từ "búa" trong "chợ búa" ("búa" trong "chợ búa" là âm Hán Việt cổ của chữ "phố" 鋪).
         c) Mượn nghĩa chữ Hán, không mượn âm
         Mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa để ghi lại âm tiếng Việt. Ví dụ: chữ "dịch" 腋 có nghĩa nghĩa là "nách" được dùng để ghi lại từ "nách" trong "hôi nách", chữ "năng" 能 có nghĩa là "có tài, có năng lực" được dùng để ghi lại từ "hay" trong trong "văn hay chữ tốt".
         d) Tạo chữ ghép
         Chữ ghép, còn gọi chữ là chữ hợp thể, là chữ được tạo ra bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn chữ khác thành một chữ. Các chữ cấu thành nên chữ ghép có thể đóng vai trò là thanh phù (bộ phận biểu thị âm đọc của chữ ghép) hoặc nghĩa phù (bộ phận biểu thị ý nghĩa của chữ ghép) hoặc vừa là thành phù vừa là nghĩa phù hoặc dùng làm phù hiệu chỉnh âm chỉ báo cho người đọc biết chữ này cần phải đọc chệch đi. Chúng có thể được viết nguyên dạng hoặc bị viết tỉnh lược mất một phần hoặc thay bằng chữ giản hóa. Thanh phù luôn có âm đọc giống hoặc gần giống với âm đọc của chữ ghép. Phù hiệu chỉnh âm được dùng trong chữ Nôm là bộ "khẩu" 口 (đặt ở bên trái chữ ghép), dấu "cá" 亇 (bắt nguồn từ chữ "cá" 个 viết theo thể thảo thư, đặt ở bên phải chữ ghép), dấu nháy "????" (đặt ở bên phải chữ ghép), bộ "tư" 厶 (đặt ở bên trên hoặc bên phải chữ ghép), dấu "冫" (đặt bên trái chữ ghép, chỉ thấy dùng trong các bản văn bản Nôm ở vùng Nam Bộ Việt Nam).
         Một số ví dụ về chữ ghép:
         - "chân" 蹎 ("chân" trong "chân tay"): chữ này được cấu thành từ chữ "túc" 足 và chữ "chân" 真. "Túc" 足 có nghĩa là "chân" được dùng làm "nghĩa phù" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. Trong chữ ghép chữ "túc" 足 khi đứng ở bên trái phải viết dưới dạng biến thể gọi là "bàng chữ túc" ⻊. Chữ "chân" 真 ("chân" trong "chân thành") đồng âm với "chân" trong "chân tay" được dùng làm thanh phù biểu thị âm đọc của chữ ghép.
         - "gạch" ???? ("gạch" trong "gạch ngói"): chữ này được cấu thành từ chữ "thạch" 石 và chữ "ngạch" 額. "Thạch" 石 có nghĩa là "đá" được dùng làm nghĩa phù, ý là gạch thì được làm bằng đất đá. Tiếng Việt hiện đại không có phụ âm kép nhưng trong tiếng Việt từ giai đoạn trung đại trở về trước thì lại có phụ âm kép. Trong chữ Nôm hợp thể để biểu thị các phụ âm kép người ta dùng một hoặc hai chữ làm thanh phù. Nếu dùng hai chữ làm thanh phù thì một chữ sẽ dùng để biểu thị phụ âm thứ nhất của phụ âm kép, chữ còn lại biểu thị phụ âm thứ hai của phụ âm kép.
         e) Lược bớt nét của chữ Hán để biểu thị phải đọc chệch đi
         Lược bớt ít nhất là một nét của một chữ Hán nào đó để gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này phải đọc chệch đi. Ví dụ:
        - Chữ "ấy" ????: lược nét chấm "丶" trên đầu chữ "ý" 衣. Việc lược bớt nét bút này gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này không đọc là "y" hay "ý" (chữ 衣 có hai âm đọc là "y" và "ý") mà cần đọc chệch đi.
         - "khệnh khạng" ????????: chữ "khệnh ???? là chữ "cộng" 共 bị lược bớt nét phẩy "㇒", chữ "khạng" ???? là chữ "cộng" 共 bị lược bớt nét mác "㇔".
         - "khề khà" ????????: chữ "khề" ???? là chữ "kỳ" bị lược bớt nét phẩy "㇒", chữ "khà" ???? là chữ "kỳ" bị lược bớt nét mác "㇔".
         f) Mượn âm của chữ Nôm có sẵn
         Dùng chữ Nôm có sẵn để ghi lại từ tiếng Việt đồng âm hoặc cận âm nhưng khác nghĩa hoặc đồng nghĩa nhưng khác âm với chữ được mượn. Khi đọc có thể đọc giống với âm đọc của chữ được mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:
         Đọc giống với âm đọc của chữ được mượn: chữ "chín" ???? ("chín" trong "chín người mười ý") được dùng để ghi từ "chín" trong "nấu chín".
         Đọc chệch âm: chữ "đá" ???? ("đá" trong "hòn đá") được dùng để ghi từ "đứa" trong "đứa bé".
 KẾT LUẬN
         Tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt trải qua một giai đoan lịch sử rất dài: 1000 năm đô hộ đến thế kỉ thứ X khi nước ta giành đọc lập tự chủ và cho đến ngày nay khi hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao thì sự tiếp xúc ngôn ngữ ấy lại càng sâu rộng và mạnh mẽ hơn thông qua rất nhiều con đường: khẩu ngữ, sách vở....
         Tiếp xúc ngôn ngữ để lại một hệ thống từ Hán Việt vay mượn trong hệ thống từ của Tiếng VIệt nhưng khi du nhập vào Việt nam lại tạo ra nhiều biến thể mà chữ Nôm là đại diện tiêu biểu cho sự thông minh tài trí của người Việt Nam.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Nguyễn Phương Trâm, Những con đường tiếng Hán đi vào Tiếng Việt
  2. Ý nghĩa của việc ảnh hưởng chữ Hán vào Việt nam
  3. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội
  4. 黄华(1990),《论现代汉语中的汉越词》,1990年第三期(总49期)
  5. 刘汉武(2011),《试谈现代汉-越语合成词构词法的异同》,北京师范大学汉语文化学院,语文学刊
  6. Website: baidu.com
  7. Website: google.com

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Xuyên

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây