PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CHÍ LINH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
- Chủ nhật - 02/01/2022 05:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Khái niệm về du lịch bền vững
Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào.
Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải:
Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.
Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.
Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham gia.
2. Tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững?
Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước. Du lịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hơp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển.
Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới. Mục đích chính của phát triển bền vững là để 3 trụ cột của du lịch bền vững - Môi trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế - được phát triển một cách đồng đều và hài hòa.
Những lí do đi sâu vào chi tiết để giải thích tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững thì có nhiều, nhưng có thể thấy rất rõ ở 3 yếu tố từ định nghĩa trên:
Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Vì bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người được đảm bảo.
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng. Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm.
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng. Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng.
Với ba lí do được đề cập đến ở bên trên, ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Phát triển du lịch bền vững để có thể đạt được 3 yếu tố đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự làm việc nghiêm chỉnh trong lúc thực hiện, đặc biệt đối với một nước nền kinh tế còn nghèo và còn nhiều phụ thuộc như Việt Nam, cùng với việc phát triển dân số,hệ thống luật lệ chồng chéo, và hệ thống hành chánh còn nhiều yếu kếm. Nhưng đâu mới là nguyên nhân chính cho việc thực hiện phát triển du lịch bềnvững còn gặp nhiếu khó khăn? Đó là những khó khăn gì?
3. Những khó khăn trong việc thực hiện phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Khó khăn thứ nhất có thể nhìn thấy rất rõ đó là Việt Nam chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm có đường xá giao thông đi lại, với đủ các tiêu chuẩn an toàn và dễ tiếp cận cho khách du lịch để thực hiện việc di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.
Khó khăn thứ hai là việc người dân khi ở những khu vực du lịch này thường xâm phạm đến các tài sản của khu vực du lịch mà không ý thức được hết ảnh hưởng lâu dài đến vấn đề môi trường sinh thái và những lợi ích lâu dài cho công động.
Nhưng đây có phải thực sự là những khó khăn lớn nhất trong việc phát triển du lịch bền vững ở những khu vực vườn quốc gia có nhiều đa dạng sinh học? Việc nâng cao nhận thức đối với người dân và cộng đồng đã được đề cập khá rõ trong tài liệu của tổ chức phi chính phủ như WWF, Care International, Ausaid hay GIZ với những chương trình có mục tiêu thậm chí lớn và cụ thể hơn. Đây cũng là những tổ chức phi chính phủ có nhiều hỗ trợ và đóng góp đối với các vườn quốc gia có sự đặc biệt về đa dạng sinh học trong khu vực đồng bằng sông Mekong.
Vậy đâu là nguyên nhân chính và chủ yếu khiến cho việc phát triển du lịch bền vững ở những khu vực này còn gặp nhiều khó khăn và thực hiện chậm chạp?
Trở lại định nghĩa du lịch bền vững của Mạng lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc, trong đó có nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, và đặc biệt là vai trò lãnh đạo chính trị.
Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự tham dự hiểu biết của tất cả những nhóm được ảnh hưởng bởi du lịch, cũng như sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ để đảm bảo sự tham gia sâu rộng và xây dựng sự đồng thuận. Đạt được du lịch bền vững là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự giám sát không ngừng của những ảnh hưởng, giới thiệu những biện pháp phòng tránh và/ hoặc sửa chữa bất kì khi nào cần thiết.
Yếu tố lãnh đạo về chính trị dường như là một yếu tố còn khá nhạy cảm và khó đề cập ở đây.
Ngược lại, tài nguyên rừng nằm trong phạm vi quản lí của vườn quốc gia, vì vậy bất kì vấn đề gì liên quan đến rừng và tài nguyên, kiểm lâm hay các cán bộ vườn luôn phải chịu trách nhiệm.Ví dụ: việc người dân xâm nhập hay cây đổ.
Sự bất hợp lí này cũng khiến cho việc cán bộ nhân viên và nhân dân gặp khó khăn trong việc xây dựng vườn trở thành một nơi giữ được vẻ đẹp đa dạng sinh học thu hút khách du lịch từ khắp mọi nơi.
Phát triển du lịch bền vũng là một chính sách lớn, dùng các khu bảo tồn và vườn quốc gia làm chủ lực và mọi nhóm người liên hệ - quản lý các khu bảo tồn và vườn quốc gia, các cơ quan hành chánh và an ninh địa phương, chính quyền trung ương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công ty du lịch, các nhân viên làm việc du lịch, đại diện các cộng đồng nhân dân địa phương - tất cả mọi người liên hệ đều phải được huấn luyện và giáo dục kỹ càng, và phải làm việc đồng bộ với nhau.
Đồng thời du lịch bền vững có sức thu hút khách nước ngoài rất cao, vì họ muốn thăm những hệ sinh thái đặc biệt, những nền văn hóa đặc biệt, những động vật và thực vật quý hiếm đặc biệt. Cho nên khả năng liên kết với các cơ quan du lịch và công ty du lịch ở nước ngoài là điều tất yếu.
Chính vì vậy mà vai trò lãnh đạo chính trị mạnh mẽ của nhà nước không thể thiếu sót.
Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thờ Ức Trai Nguyễn Trãi và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; khu di tích Phượng Hoàng thờ thầy giáo Chu Văn An và nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, khu di tích đền Cao thờ Vua Lê Đại Hành và 5 vị tướng họ Vương có công chống Tống ở thế kỷ thứ X; chùa Thanh Mai, nơi tu hành và viên tịch của đệ nhị tổ Trúc lâm Pháp Loa Tôn Giả; núi Bái Vọng nơi đặt mộ của quan Bảng nhãn Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi; đền Gốm thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, một tướng tài của nhà Trần…
Tuy vậy, thực tế hoạt động du lịch trên địa bàn Chí Linh chưa tương xứng với tiềm năng.
Sản phẩm du lịch Chí Linh còn đơn điệu, nghèo nàn thiếu những dịch vụ phụ trợ, lưu trú hay những hoạt động trải nghiệm, vui chơi giản trí để giữ chân du khách.
Một số điểm di tích chưa được quảng bá truyền thông tốt khiến cho ngay cả các công ty du lịch cũng không biết tới như chùa Thanh Mai, đền Cao. Bên cạnh đó, một số sản phẩm du lịch đang là những tài sản có thể thu hút du khách bị bỏ qua hoặc làm chưa tới như đền Chu Văn An, tòa Cửu phẩm Liên Hoa ở Côn Sơn.
Vấn đề đặt ra là phải có những giải pháp đồng bộ để đưa du lịch Chí Linh phát triển một cách bền vững,tương xứng với tiềm năng.
Nhiều ý kiến cũng đề ra những giải pháp để tăng thêm sản phẩm du lịch, sức hấp dân của du lịch Chí Linh như: Cần sớm khôi phục lại “Chí Linh bát cổ”, mở tuyến du lịch đường sông để nhiều du khách được trải nghiệm trên sông Lục Đầu. Quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cụ thể là nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Mở rộng thêm nhiều sản phẩm, loại hình du lịch. Xây dựng các tuyến, điểm du lịch rõ ràng cụ thể, cần làm rõ sản phẩm du lịch Chí Linh.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch như hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí; đẩy mạnh các chương trình quảng bá, khai thác những sản phẩm du lịch độc đáo của Chí Linh, chẳng hạn như Tòa Cửu phẩm Liên Hoa ở chùa Côn Sơn.
Tỉnh Hải Dương nói chung và thị xã Chí Linh cần đẩy mạnh việc liên kết vùng trong tỉnh, liên kết vùng với các tỉnh xung quanh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang để thu hút.
Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào.
Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải:
Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.
Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.
Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham gia.
2. Tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững?
Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước. Du lịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hơp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển.
Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới. Mục đích chính của phát triển bền vững là để 3 trụ cột của du lịch bền vững - Môi trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế - được phát triển một cách đồng đều và hài hòa.
Những lí do đi sâu vào chi tiết để giải thích tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững thì có nhiều, nhưng có thể thấy rất rõ ở 3 yếu tố từ định nghĩa trên:
Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Vì bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người được đảm bảo.
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng. Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm.
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng. Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng.
Với ba lí do được đề cập đến ở bên trên, ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Phát triển du lịch bền vững để có thể đạt được 3 yếu tố đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự làm việc nghiêm chỉnh trong lúc thực hiện, đặc biệt đối với một nước nền kinh tế còn nghèo và còn nhiều phụ thuộc như Việt Nam, cùng với việc phát triển dân số,hệ thống luật lệ chồng chéo, và hệ thống hành chánh còn nhiều yếu kếm. Nhưng đâu mới là nguyên nhân chính cho việc thực hiện phát triển du lịch bềnvững còn gặp nhiếu khó khăn? Đó là những khó khăn gì?
3. Những khó khăn trong việc thực hiện phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Khó khăn thứ nhất có thể nhìn thấy rất rõ đó là Việt Nam chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm có đường xá giao thông đi lại, với đủ các tiêu chuẩn an toàn và dễ tiếp cận cho khách du lịch để thực hiện việc di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.
Khó khăn thứ hai là việc người dân khi ở những khu vực du lịch này thường xâm phạm đến các tài sản của khu vực du lịch mà không ý thức được hết ảnh hưởng lâu dài đến vấn đề môi trường sinh thái và những lợi ích lâu dài cho công động.
Nhưng đây có phải thực sự là những khó khăn lớn nhất trong việc phát triển du lịch bền vững ở những khu vực vườn quốc gia có nhiều đa dạng sinh học? Việc nâng cao nhận thức đối với người dân và cộng đồng đã được đề cập khá rõ trong tài liệu của tổ chức phi chính phủ như WWF, Care International, Ausaid hay GIZ với những chương trình có mục tiêu thậm chí lớn và cụ thể hơn. Đây cũng là những tổ chức phi chính phủ có nhiều hỗ trợ và đóng góp đối với các vườn quốc gia có sự đặc biệt về đa dạng sinh học trong khu vực đồng bằng sông Mekong.
Vậy đâu là nguyên nhân chính và chủ yếu khiến cho việc phát triển du lịch bền vững ở những khu vực này còn gặp nhiều khó khăn và thực hiện chậm chạp?
Trở lại định nghĩa du lịch bền vững của Mạng lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc, trong đó có nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, và đặc biệt là vai trò lãnh đạo chính trị.
Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự tham dự hiểu biết của tất cả những nhóm được ảnh hưởng bởi du lịch, cũng như sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ để đảm bảo sự tham gia sâu rộng và xây dựng sự đồng thuận. Đạt được du lịch bền vững là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự giám sát không ngừng của những ảnh hưởng, giới thiệu những biện pháp phòng tránh và/ hoặc sửa chữa bất kì khi nào cần thiết.
Yếu tố lãnh đạo về chính trị dường như là một yếu tố còn khá nhạy cảm và khó đề cập ở đây.
Ngược lại, tài nguyên rừng nằm trong phạm vi quản lí của vườn quốc gia, vì vậy bất kì vấn đề gì liên quan đến rừng và tài nguyên, kiểm lâm hay các cán bộ vườn luôn phải chịu trách nhiệm.Ví dụ: việc người dân xâm nhập hay cây đổ.
Sự bất hợp lí này cũng khiến cho việc cán bộ nhân viên và nhân dân gặp khó khăn trong việc xây dựng vườn trở thành một nơi giữ được vẻ đẹp đa dạng sinh học thu hút khách du lịch từ khắp mọi nơi.
Phát triển du lịch bền vũng là một chính sách lớn, dùng các khu bảo tồn và vườn quốc gia làm chủ lực và mọi nhóm người liên hệ - quản lý các khu bảo tồn và vườn quốc gia, các cơ quan hành chánh và an ninh địa phương, chính quyền trung ương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công ty du lịch, các nhân viên làm việc du lịch, đại diện các cộng đồng nhân dân địa phương - tất cả mọi người liên hệ đều phải được huấn luyện và giáo dục kỹ càng, và phải làm việc đồng bộ với nhau.
Đồng thời du lịch bền vững có sức thu hút khách nước ngoài rất cao, vì họ muốn thăm những hệ sinh thái đặc biệt, những nền văn hóa đặc biệt, những động vật và thực vật quý hiếm đặc biệt. Cho nên khả năng liên kết với các cơ quan du lịch và công ty du lịch ở nước ngoài là điều tất yếu.
Chính vì vậy mà vai trò lãnh đạo chính trị mạnh mẽ của nhà nước không thể thiếu sót.
4. Phát triển bền vững du lịch Chí Linh trong xu thế hội nhập
Nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Hải Dương có nguồn tài nguyên du lịch tương đối phong phú và đặc sắc bao gồm cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái hồ, rừng, hang động, trong đó nổi bật là khu du lịch Côn Sơn, đảo Cò Chi Lăng Nam… Đan xen giữa các danh thắng tự nhiên là gần 3.000 di tích văn hóa - lịch sử, trong đó có 146 di tích được xếp hạng quốc gia, tiêu biểu như chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, chùa Kính Chủ, đền Chu Văn An, đền Nguyễn Trãi, đền Tranh...
Đặc biệt trong năm 2016, Hải Dương có 2 bảo vật là Bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” và Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọ được công nhận là bảo vật quốc gia. Đây là những tiền đề quan trọng để Hải Dương đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh
Chí Linh là vùng đất địa linh nhân kiệt với 272 di tích lịch sử, văn hóa trong đó có những di tích - danh thắng nổi tiếng Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; Đền thờ thầy giáo Chu Văn An và nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, khu di tích đền Cao; chùa Thanh Mai…Với nhiều điểm du lịch đặc sắc, phong phú, Chí Linh có thể phát triển là một vùng du lịch.
Thị xã Chí Linh nằm trong khu vực cánh cung Đông Triều có nhiều danh lam cổ tích, xưa vốn nổi tiếng với “Chí Linh bát cổ” đã đi vào huyền sử.
Chí Linh còn là vùng đất địa linh nhân kiệt với những di tích - danh thắng nổi tiếng gắn với các văn thần - võ tướng nổi danh bậc nhất trong lịch sử.Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thờ Ức Trai Nguyễn Trãi và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; khu di tích Phượng Hoàng thờ thầy giáo Chu Văn An và nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, khu di tích đền Cao thờ Vua Lê Đại Hành và 5 vị tướng họ Vương có công chống Tống ở thế kỷ thứ X; chùa Thanh Mai, nơi tu hành và viên tịch của đệ nhị tổ Trúc lâm Pháp Loa Tôn Giả; núi Bái Vọng nơi đặt mộ của quan Bảng nhãn Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi; đền Gốm thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, một tướng tài của nhà Trần…
Tuy vậy, thực tế hoạt động du lịch trên địa bàn Chí Linh chưa tương xứng với tiềm năng.
Sản phẩm du lịch Chí Linh còn đơn điệu, nghèo nàn thiếu những dịch vụ phụ trợ, lưu trú hay những hoạt động trải nghiệm, vui chơi giản trí để giữ chân du khách.
Một số điểm di tích chưa được quảng bá truyền thông tốt khiến cho ngay cả các công ty du lịch cũng không biết tới như chùa Thanh Mai, đền Cao. Bên cạnh đó, một số sản phẩm du lịch đang là những tài sản có thể thu hút du khách bị bỏ qua hoặc làm chưa tới như đền Chu Văn An, tòa Cửu phẩm Liên Hoa ở Côn Sơn.
Vấn đề đặt ra là phải có những giải pháp đồng bộ để đưa du lịch Chí Linh phát triển một cách bền vững,tương xứng với tiềm năng.
Nhiều ý kiến cũng đề ra những giải pháp để tăng thêm sản phẩm du lịch, sức hấp dân của du lịch Chí Linh như: Cần sớm khôi phục lại “Chí Linh bát cổ”, mở tuyến du lịch đường sông để nhiều du khách được trải nghiệm trên sông Lục Đầu. Quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cụ thể là nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Mở rộng thêm nhiều sản phẩm, loại hình du lịch. Xây dựng các tuyến, điểm du lịch rõ ràng cụ thể, cần làm rõ sản phẩm du lịch Chí Linh.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch như hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí; đẩy mạnh các chương trình quảng bá, khai thác những sản phẩm du lịch độc đáo của Chí Linh, chẳng hạn như Tòa Cửu phẩm Liên Hoa ở chùa Côn Sơn.
Tỉnh Hải Dương nói chung và thị xã Chí Linh cần đẩy mạnh việc liên kết vùng trong tỉnh, liên kết vùng với các tỉnh xung quanh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang để thu hút.