NGÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
- Chủ nhật - 26/09/2021 08:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hiện nay, xu hướng làm việc nhóm đang được khuyến khích ở hầu hết các lĩnh vực, xuất phát từ quan niệm “trí tuệ tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn trí tuệ của mỗi cá nhân”. Người ta coi các nhóm làm việc là nhân tố cơ bản tạo nên hiệu quả của vốn nhân lực trong một tổ chức.
Trong nhà trường, làm việc nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với sinh viên. Khoa Du lịch và ngoại ngữ trường Đại học Sao Đỏ với đặc thù riêng của chuyên ngành hướng dẫn du lịch là một ngành đòi hỏi cần phải có nhiều kỹ năng khác bên cạnh kiến thức về các điểm du lịch. Chính vì vậy ngay từ năm thứ nhất sinh viên đã được làm quen với phương pháp học này. Qua khảo sát cho thấy phương pháp học tập này mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít sinh viên cảm thấy chưa thu được kết quả từ phương pháp học tập này và tham gia mang tính ép buộc. Vậy nguyên nhân là do đâu và giải pháp nào giúp sinh viên cảm thấy hứng thú với phương pháp học tập này hơn?
Trước hết là ý thức tham gia làm việc nhóm của sinh viên. Xuất phát từ suy nghĩ: Công việc chung của nhóm, ai nhận người đó tự chịu trách nhiệm hết. Suy nghĩ này nảy sinh khá nhiều ở sinh viên, vì ai cũng nghĩ đây là công việc của tập thể, mình không làm sẽ có người khác làm.
Xét về điều kiện cơ sở vật chất cho thấy do sinh viên chủ yếu là người ngoại tỉnh, nên các trang thiết bị phục vụ cho việc học tập chưa được đầy đủ như máy tính, internet tại phòng trọ... Trong khi đó để tìm kiếm thông tin về các điểm du lịch sinh viên phải sử dụng các trang thiết bị này rất nhiều. Vì thế sinh viên buộc phải tìm kiếm thông tin trong thời gian ở trường.
Với mục đích đào tạo ra những hướng dẫn viên du lịch tương lai luôn tự chủ, năng động trong công việc vì thế phương pháp làm việc nhóm được áp dụng ở hầu hết các môn. Vì thế nhiều khi sinh viên phải làm việc nhóm quá nhiều trong cùng một thời gian. Điều đó gây nên tâm lý mệt mỏi, nhàm chán trong sinh viên. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc nhóm.
Một nguyên nhân nữa xuất phát từ cán bộ lớp và những người làm trưởng các nhóm. Đó là cán bộ lớp và nhóm trưởng chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc thiết kế nhóm, tự quản và thúc đẩy các hoạt động nhóm…
Từ những nguyên nhân trên dẫn tới sinh viên làm việc nhóm chưa hiệu quả, không có kế hoạch cụ thể trước khi làm việc. Thông thường cách làm việc nhóm của sinh viên là phân chia nhiệm vụ trải đều cho các thành viên trong nhóm chứ không chú ý tới năng lực, sở trường của các thành viên trong nhóm.
Vậy đâu là giải pháp cho hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên chuyên ngành HDDL trường Đại học Sao Đỏ hiện nay? Trước hết cần phải xây dựng quy trình thực hiện các kỹ năng làm việc nhóm như sau:
+ Lập kế hoạch hoạt động nhóm
+ Xây dựng nội quy hoạt động nhóm
+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý
+ Thảo luận, trao đổi
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Chia sẻ trách nhiệm
+ Lắng nghe chủ động, tích cực
+ Chia sẻ thông tin
+ Giải quyết xung đột
+ Tự kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm
Nhóm trưởng có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành nhóm làm việc. Do đó cần phải lựa chọn nhóm trưởng. Đó phải là người có năng lực, trách nhiệm, đặc biệt phải rèn cho mình khả năng lắng nghe. Đồng thời, để tạo nên hứng thú mới cho các thành viên trong nhóm, chức vụ nhóm trưởng nên luân phiên dựa vào khả năng hiểu biết công việc của các thành viên.
Hiệu quả của công việc nhóm không chỉ đến từ phía các thành viên trong nhóm sinh viên mà còn cần phải có sự tương tác đến từ cả phía giảng viên. Do đó trong quá trình giao bài tập nhóm cho sinh viên giảng viên cần phải chú ý lựa chọn chủ đề, nội dung làm việc nhóm phù hợp, xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả làm việc nhóm và có khen ngợi, xử phạt công bằng, minh bạch./.
Trước hết là ý thức tham gia làm việc nhóm của sinh viên. Xuất phát từ suy nghĩ: Công việc chung của nhóm, ai nhận người đó tự chịu trách nhiệm hết. Suy nghĩ này nảy sinh khá nhiều ở sinh viên, vì ai cũng nghĩ đây là công việc của tập thể, mình không làm sẽ có người khác làm.
Xét về điều kiện cơ sở vật chất cho thấy do sinh viên chủ yếu là người ngoại tỉnh, nên các trang thiết bị phục vụ cho việc học tập chưa được đầy đủ như máy tính, internet tại phòng trọ... Trong khi đó để tìm kiếm thông tin về các điểm du lịch sinh viên phải sử dụng các trang thiết bị này rất nhiều. Vì thế sinh viên buộc phải tìm kiếm thông tin trong thời gian ở trường.
Với mục đích đào tạo ra những hướng dẫn viên du lịch tương lai luôn tự chủ, năng động trong công việc vì thế phương pháp làm việc nhóm được áp dụng ở hầu hết các môn. Vì thế nhiều khi sinh viên phải làm việc nhóm quá nhiều trong cùng một thời gian. Điều đó gây nên tâm lý mệt mỏi, nhàm chán trong sinh viên. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc nhóm.
Một nguyên nhân nữa xuất phát từ cán bộ lớp và những người làm trưởng các nhóm. Đó là cán bộ lớp và nhóm trưởng chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc thiết kế nhóm, tự quản và thúc đẩy các hoạt động nhóm…
Từ những nguyên nhân trên dẫn tới sinh viên làm việc nhóm chưa hiệu quả, không có kế hoạch cụ thể trước khi làm việc. Thông thường cách làm việc nhóm của sinh viên là phân chia nhiệm vụ trải đều cho các thành viên trong nhóm chứ không chú ý tới năng lực, sở trường của các thành viên trong nhóm.
Vậy đâu là giải pháp cho hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên chuyên ngành HDDL trường Đại học Sao Đỏ hiện nay? Trước hết cần phải xây dựng quy trình thực hiện các kỹ năng làm việc nhóm như sau:
+ Lập kế hoạch hoạt động nhóm
+ Xây dựng nội quy hoạt động nhóm
+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý
+ Thảo luận, trao đổi
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Chia sẻ trách nhiệm
+ Lắng nghe chủ động, tích cực
+ Chia sẻ thông tin
+ Giải quyết xung đột
+ Tự kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm
Nhóm trưởng có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành nhóm làm việc. Do đó cần phải lựa chọn nhóm trưởng. Đó phải là người có năng lực, trách nhiệm, đặc biệt phải rèn cho mình khả năng lắng nghe. Đồng thời, để tạo nên hứng thú mới cho các thành viên trong nhóm, chức vụ nhóm trưởng nên luân phiên dựa vào khả năng hiểu biết công việc của các thành viên.
Hiệu quả của công việc nhóm không chỉ đến từ phía các thành viên trong nhóm sinh viên mà còn cần phải có sự tương tác đến từ cả phía giảng viên. Do đó trong quá trình giao bài tập nhóm cho sinh viên giảng viên cần phải chú ý lựa chọn chủ đề, nội dung làm việc nhóm phù hợp, xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả làm việc nhóm và có khen ngợi, xử phạt công bằng, minh bạch./.