Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, trường Đại học Sao Đỏ

http://ftf.saodo.edu.vn


LỰA CHỌN TIẾNG ANH HAY TIẾNG TRUNG?

Từ lâu tiếng Anh đã được lựa chọn là ngoại ngữ chính thức được giảng dạy trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Cùng với sự phát triển của mọi lĩnh vực trong cuộc sống, tiếng Anh vẫn giữ vai trò quan trọng, là mục tiêu chiến lược của giáo dục và phát triển xã hội. Bên cạnh tiếng Anh, một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Nhật đã được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường và là môn thi Đại học chính thức. Tuy nhiên, việc Bộ Giáo dục quyết định dạy tiếng Trung và tiếng Nga cho học sinh từ lớp 3 từ năm 2017 đang gây hoang mang cho phụ huynh và cả học sinh. Còn bạn, bạn lựa chọn ngoại ngữ nào? Hãy cùng phân tích 2 ngoại ngữ đang được giảng dạy tại khoa Du lịch và Ngoại ngữ: tiếng Anh và tiếng Trung.
6
1. Cấu tạo ngôn ngữ
Tiếng Trung
           Lịch sử chữ Hán trải qua các hinh dạng Chữ Giáp Cốt, chữ Kim, chữ Triện, chữ Lệ, chữ Khải và chữ Thư hiện nay. Không giống các dân tộc khác, khi xã hội phát triển hiện đại hơn thì họ sẽ đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó, người Trung Quốc vẫn giữ ý nghĩa hình tượng ban đầu của chữ.
           Tiếng Trung có khá nhiều nhánh, và hẳn là bạn cũng từng nghe nói đến tiếng Trung Quan Thoại và Quảng Đông. Bên cạnh đó, còn có tiếng Trung theo vùng miền, giống như tiếng các địa phương ở Việt Nam. Chữ Hán có tận 2 bộ chữ khác nhau là Phồn Thể và Giản Thể mà chúng ta sẽ bàn ở phía dưới. Ở các quốc gia nói tiếng Trung, mỗi nước lại sử dụng một bộ chữ khác nhau.
Tiếng Anh
           Tên gọi của các chữ cái trong tiếng Anh chủ yếu là kế thừa trực tiếp từ tên gọi trong tiếng Latinh (và tiếng Etrutsca) thông qua trung gian là tiếng Pháp. Chắc hẳn chúng ta cũng đã quá quen thuộc với bảng chữ cái tiếng Anh hiện đại gồm 26 chữ cái Latinh. Tiếng Việt cũng tiếp thu các chữ cái này và biến nó thành các âm tiết để từ đó tạo nên từ.
           Tiếng Anh viết sử dụng nhiều diagraph như ch, sh, th, wh, qu,...mặc dù ngôn ngữ này không xem chúng là các mẫu tự riêng biệt trong bảng chữ cái.
2. Độ phổ biến
           Tiếng Anh có thể là ngôn ngữ toàn cầu nhưng chưa phải là ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất đâu nhé. Theo điều tra gần đây thì ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới hiện nay là tiếng Trung. Hơn 1 tỷ người sử dụng và nói thành thạo thứ tiếng này. Ngoài Trung Quốc, các quốc gia nói tiếng Trung còn có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cau.
           Một vài quốc gia dù thuộc khối EU nhưng vẫn có ngôn ngữ riêng của mình như Đức, Pháp, Tây Ban Nha hay Hà Lan. Số người sử dụng tiếng Anh là 508 triệu người.
3. Độ khó
Tiếng Anh
           Bạn biết đấy, chuyện người Việt Nam chúng ta học tiếng Anh có phần dễ dàng hơn các nước khác là hoàn toàn có cơ sở. Cả hai ngôn ngữ đều cần sử dụng bảng chữ cái Latinh. Trong khi một số đất nước như Thái Lan, Hàn Quốc hay Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình học. Khi học tiếng Anh, họ phải làm quen với một bảng chữ cái hoàn toàn mới và việc một học sinh không thể viết được trọn vẹn bảng chữ cái trong tiếng Anh là hoàn toàn có thể xảy ra.
           Phát âm trong tiếng Anh cũng là cả một vấn đề. Sẽ tốn rất nhiều thời gian để bạn có thể phát âm chuẩn như người bản ngữ. Khi nói, một số người bản xứ cũng có thói quen bỏ chữ hoặc sử dụng một số từ nối hoặc từ lóng, do đó việc không nắm bắt được ý đối phương khi giao tiếp là điều dễ hiểu.
           So với tiếng Việt, tiếng Anh không có nhiều danh xưng mà chỉ có I và You, do vậy bạn sẽ không bị loạn về danh xưng. Nhưng cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh lại ngược lại so với tiếng Việt, do vậy chúng ta cần hết sức lưu ý khi đặt câu hay dịch nghĩa.
Tiếng Trung
           Ngay cả người Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn khi học ngôn ngữ của dân tộc mình. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, có tới 400 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số nước này, không nói được tiếng Trung. Và trong số 70% dân nói được tiếng Trung, nhiều người chỉ nói được ở mức độ xoàng. Trung Quốc là quốc gia có hàng ngàn loại thổ ngữ khác nhau và rất nhiều loại ngôn ngữ dân tộc. Do vậy, chính phủ đã nỗ lực rất nhiều trong việc thống nhất ngôn ngữ tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
           Trở về vấn đề chữ Giản Thể và Phồn Thể, cả hai loại chữ viết này đều có ưu và nhược điểm riêng. Tiếng Trung là ngôn ngữ đơn âm (không phải đa âm), hệ thống thanh mẫu, vận mẫu và đặc biệt là thanh điệu khá phức tạp. Vậy nên, nếu phải tiếp cận ngay với chữ Phồn Thể thì chắc chắn các bạn khó có thể tiếp thu được.
           Theo một số ý kiến, chữ Giản Thể sẽ đơn giản hơn cho người học vì nó ít nét và dễ nhớ, dễ viết hơn chữ Phồn Thể. Tuy nhiên, nhược điểm của loại chữ này là làm mất đi hoặc sai lệch về ý nghĩa tượng hình. Đồng thời cũng không thể viết thư pháp bằng chữ Giản Thể được. Chữ Phồn Thể là loại chữ rất đẹp - thường được coi là tinh hoa của văn minh Trung Quốc hay là đối tượng để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp. Chữ Phồn Thể rất khó học, nhưng một khi đã học thuộc rồi thì nhớ rất sâu và rất lâu. Nhược điểm lớn nhất của chữ Phồn Thể chính là những ưu điểm của chữ Giản Thể.
           Đối với người Việt học tiếng Hoa, có rất nhiều điều kiện thuận lợi như: Việt Nam và Trung Quốc đều có lối tư duy Á Đông, hơn nữa người Việt chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên có được lượng từ Hán - Việt khá lớn, vì vậy khi học tiếng Hoa chúng ta không gặp khó khăn về khía cạnh đơn âm và thanh điệu; bởi tiếng Việt còn có nhiều âm sắc hơn cả.
           Từ Hán Việt là yếu tố thuận lợi cho người Việt khi học tiếng Trung vì bạn sẽ dễ hiểu nghĩa của từ mới, dễ tư duy và thành lập từ ngữ hơn, nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi khi ta gặp phải những từ Hán Việt đã bị “bản địa hóa”.
Sự lựa chọn ngoại ngữ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như công việc, du lịch, du học, hay đơn giản là sở thích… Nếu bạn đã quyết định học một ngoại ngữ nào thì việc nghiên cứu sâu sắc ngôn ngữ đó là rất cần thiết. Trên thực tế tại khoa Du lịch và Ngoại ngữ, số lượng sinh viên theo học môn tiếng Trung đang tăng lên đáng kể. Như vậy, có thể thấy đây là ngoại ngữ đang được giới trẻ quan tâm cao. Dưới đây là một số gợi ý cho những bạn đang băn khoăn lựa chọn tiếng Trung nhé.
- Có hơn 80.000 ký tự
           Chữ viết Trung Quốc có hơn 80.000 ký tự. Để có thể biết đọc và viết, một người phải ghi nhớ khoảng 2.000 ký tự. Bạn thực sự phải ghi nhớ từng ký tự một bởi lời khuyên đọc to từng ký tự khi học ngoại ngữ không có tác dụng với tiếng Trung.
           Không có nguyên tắc phát âm đằng sau ký tự Trung Quốc. Thay vào đó, phiên âm Pinyin - cách thức sử dụng chữ cái alphabet để thể hiện cách phát âm chữ Hán trở thành tiêu chuẩn mới, được sử dụng trong giáo dục để làm từ điển hoặc cho phép người Trung Quốc sử dụng máy tính.
- Không sử dụng bảng chữ cái alphabet
 
           Tiếng Trung có vô số thổ ngữ, một số rất khó hiểu kể cả khi truyền đạt với những khu vực lân cận. Hãy tưởng tượng một ai đó ở London trò chuyện qua mạng về thời tiết với một người ở New Orleans, khoảng cách rất lớn về phương ngữ trong văn nói sẽ biến mất khi truyền đạt bằng văn bản. Ngược lại, chỉ khi bạn đang nghiên cứu về khảo cổ học thì tiếng Hán là ngôn ngữ tiêu chuẩn ở khắp mọi nơi.
           Đó là bởi việc đọc viết bị giới hạn bởi những triều đại cầm quyền trong lịch sử, khi kinh đô là nơi duy nhất bạn có thể học viết chữ. Thay vì thúc đẩy phổ cập và tiêu chuẩn hóa chữ viết trong đại chúng, hàng loạt triều đại ở Trung Quốc lại tiến hành chiến dịch cấm nghiên cứu chữ viết bên ngoài kinh đô. Họ giữ lòng sùng kính với nguồn gốc ngôn ngữ nguyên bản, ngăn cản sự ra đời của bảng chữ cái alphabet.
- Không tiện khi sử dụng Internet
           Bạn làm cách nào để xây dựng bàn phím với hàng chục nghìn ký tự riêng biệt? Không thể. Người Trung Quốc ai cũng phải biết bảng chữ cái alphabet, vì như vậy mới có thể chuyển ký tự tiếng Trung sang hệ thống phiên âm Pinyin, rồi gõ bằng bàn phím qwerty, sau đó chọn chữ cái cần dùng. 
- Không được sử dụng rộng rãi ở các vùng lãnh thổ trên thế giới
           Trung Quốc hiện là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới theo bình quân đầu người. Với gần 2 tỷ người nói tiếng Trung, con số này còn nhiều hơn 8 ngôn ngữ phổ biến tiếp theo cộng lại. Tuy nhiên, trong khi tiếng Tây Ban Nha chiếm ưu thế ở 23 quốc gia, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính ở 39 quốc gia, thậm chí tiếng Bồ Đào Nha được 10 quốc gia sử dụng như ngôn ngữ chính hoặc ngôn ngữ thứ hai thì chỉ có 4 quốc gia nói tiếng Trung Quốc. Những đất nước này có vị trí địa lý xoay quanh Trung Quốc. 
           Do đó, nếu mục đích của bạn là sử dụng tiếng Trung ở phạm vi rộng thì nên xem xét học một ngôn ngữ khác, hoặc thậm chí là tiếng Ấn Độ để có thể sử dụng ở 12 nước trong khu vực châu Phi.
- Chữ viết đẹp nhưng khó nắm quy tắc
           Ký tự Trung Quốc thường xuất hiện trong bức họa truyền thống và tác phẩm nghệ thuật, bởi nét linh hoạt của nó rất dễ pha trộn vào các loại hình nghệ thuật. Tất nhiên phải kể đến thư pháp, một nghệ thuật vẽ những con chữ bằng bút lông và mực tàu. Thay vì dùng hình ảnh thắng cảnh hoặc giai nhân, người ta treo những câu đối cổ được trình bày đẹp mắt để trang trí. Vẻ đẹp sang trọng toát ra từ hình thức của chữ Trung Quốc hoàn toàn khác biệt so với các ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái alphabet.
           Điều không may ở đây là có đến hơn 200 bộ thủ tiếng Trung cần nhớ. Bộ thủ là từng dạng chữ được gom lại thành nhóm để sắp xếp. Có bộ thủ chỉ một nét, có bộ thủ phức tạp tới 17 nét. Vị trí của từng bộ thủ cũng không cố định, có thể bắt gặp ở trên, dưới, trái, phải và xung quanh tùy vào từng chữ.
- Từ luôn gắn với ngữ cảnh
           Tiếng Trung là ngôn ngữ phức tạp bậc nhất thế giới. Hiếm khi một từ được dịch thành một nghĩa duy nhất sang ngôn ngữ khác, bởi tất cả phụ thuộc vào ngữ cảnh. Đến từ một nền văn hóa khác và nghe người bản xứ trò chuyện cũng giống như việc tham dự một bữa tiệc của cơ quan một người bạn và cố gắng hiểu những câu chuyện đùa bên trong đó. Chỉ trừ việc thay vì dành 8 tiếng mỗi ngày tiếp xúc với nhau như ở cơ quan, người Trung Quốc có 5.000 năm lịch sử để luyện tập ngôn ngữ này.
- Nhiều thành ngữ, tục ngữ phức tạp
           Ngôn ngữ nào cũng có thành ngữ, tục ngữ. Tiếng Trung Quốc cũng như vậy, tuy nhiên không hề đơn giản. Một thành ngữ, tục ngữ (gọi là chengyu) thường gồm 4 từ và tạo thành một nghĩa ám chỉ. Để hiểu cả câu, việc dịch được từng từ là chưa đủ mà bạn còn phải nắm được những từ đó ghép với nhau thể hiện câu chuyện gì. Chẳng hạn, "Đi ngang qua ruộng dưa nhớ đừng ngồi xuống sửa giày, đứng dưới vườn mận thì không nên sửa mũ", "giết gà dọa khỉ" là những câu người nước ngoài khó nắm bắt được ý, trong khi người Trung Quốc rất ưa chuộng sử dụng lối nói văn chương này. 
- Khó sử dụng từ điển
           Một trong những thách thức lớn nhất của người học tiếng Trung là sử dụng từ điển. Việc học cách tra cứu trong từ điển mất thời gian tương đương với cả một học kỳ ở trường học. Hơn thế nữa, Trung Quốc có rất nhiều loại từ điển. Chữ giản thể và chữ phồn thể được sử dụng song song, có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục đích và bối cảnh khác nhau. 
- Tiếng Anh mới là ngôn ngữ đàm phán trên thế giới
           Ngôn ngữ của công việc đàm phán kinh doanh trên thế giới là tiếng Anh, và sẽ không thay đổi kể cả khi có chuyện gì xảy ra với đồng đôla Mỹ. Điều này đặc biệt đúng trong thời đại thông tin, khi có một nhu cầu thường xuyên cho việc tạo ra những từ mới (chẳng hạn như từ "selfie" là chụp ảnh "tự sướng", từ "google" được sử dụng như một động từ mang ý nghĩa tìm kiếm), phát triển từ bằng tiếng Anh sẽ dễ hơn tiếng Trung. Trung Quốc có bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ, nhưng sự tồn tại này không phản ánh khả năng thích nghi và tiện ích, không chỉ ở lĩnh vực kinh doanh mà còn ở lĩnh vực khoa học, văn hóa, truyền thông.
           Trong thời đại hội nhập, thông thạo một ngoại ngữ đã là một năng lực của người trẻ hiện đại. Lựa chọn ngoại ngữ nào để giúp mình phát triển tốt nhất là quyết định của mỗi người. Các bạn sinh viên hãy cân nhắc thật kỹ để tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp và hãy cố gắng hết mình cho sự lựa chọn đó nhé. Chúc các bạn thành công!

Tác giả bài viết: GV Phạm Thị Huyền Trang - Khoa DL&NN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây