ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN - TIỀM NĂNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG
- Thứ tư - 25/12/2019 10:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) là toàn bộ các thành phần tự nhiên và các bộ phận của cảnh quan tự nhiên làm nền tảng để triển khai các hoạt động du lịch. Những thành phần và bộ phận của tự nhiên có khả năng và được khai thác góp phần tạo nên các sản phẩm du lịch được gọi là tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN).
Hải Dương có ĐKTN phân hóa đa dạng. Sự phân hóa về ĐKTN đã tạo cho Hải Dương có nhiều thắng cảnh đẹp như những khu rừng, hang động, sông hồ nơi có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch và đã được du khách biết đến như: Côn Sơn - Phượng Hoàng, An Phụ - Kính Chủ, rừng hồ Bến Tắm, đảo cò Chi Lăng v.v…
Những lợi thế về ĐKTN và TNDLTN là điều kiện đặc biệt quan trọng để Hải Dương có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch tham quan, sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng v.v…
1. Địa chất - địa mạo
Hải Dương có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, bình đồ cấu trúc địa chất phức tạp. Vào Paleozoi, vùng Hải Dương chịu chung chế độ biển ven rìa, quá trình tách giãn, lún chìm mạnh mẽ.Cuối Paleozoi, vùng được nâng lên thành lục địa và chịu sự bào mòn rửa trôi. Đến đầu Mesozoi, phần phía bắc của tỉnh và vùng lân cận, vỏ lục địa bị tách giãn lún chìm mạnh cho đến cuối Trias, lại bị dồn ép mạnh và được khép kín, dâng cao, quá trình uốn nếp, biến chất xảy ra mạnh. Giữa Mesozoi, toàn vùng được nâng cao tạo núi và chịu sự bóc mòn chung. Vào đầu Neogen, các đứt gãy sông Lô, Phả Lại - Bình Giang và Vĩnh Ninh tái hoạt động. Dọc các đứt gãy diễn ra quá trình tách giãn tạo nên các địa hào, địa hình bị lún chìm, biển tiến sâu vào lục địa. Đến đầu Đệ tứ, các quá trình lún chìm và nâng cao trên toàn vùng diễn ra có tính chu kỳ, dẫn đến biển tiến xen kẽ với biển thoái và đợt biển tiến cuối cùng vào đầu Holocen muộn.
Với các quá trình địa chất, địa mạo xảy ra mạnh mẽ đã tạo nên sự đa dạng trong địa hình. Địa hình được chia làm 2 phần rõ rệt là: phần đồi núi thấp và phần đồng bằng.
Phần đồi núi thấp có độ cao trung bình dưới 1000m chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở phía Bắc thuộc thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, có độ cao trung bình từ 3-4m. Vùng được hình thành do quá trình tự bồi đắp phù sa của s.Thái Bình và s.Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng. Có thể đánh giá, địa hình Hải Dương không phức tạp, song cũng có một số dạng địa hình đặc biệt có giá trị khai thác cho du lịch như:
- Dạng địa hình đồi núi thấp: Đây là dạng địa hình có ý nghĩa lớn nhất đối với sự phát triển của hoạt động du lịch của tỉnh, nơi thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch như: tham quan, thể thao, cắm trại, xây dựng các khu an dưỡng, sân golf…
Các khu vực tiêu biểu cho dạng địa hình này như: Khu vực đồi núi thấp Chí Linh với các dãy núi thấp ở khu Côn Sơn (Kỳ Lân 200m, Ngũ Nhạc 238m) với nhiều đỉnh mà từ đó có thể nhìn thấy toàn cảnh non nước Côn Sơn và vùng núi kế cận. Ngoài ra còn các núi như Phượng Hoàng, ngọn Nam Tào, Bắc Đẩu… đều là những địa danh có giá trị đối với hoạt động du lịch; khu vực núi An Phụ (Kinh Môn) có hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 14km. Dãy núi có nhiều đỉnh nhỏ, với các khe đèo có tên tuổi như: đèo Mông, khe Gạo… Đỉnh cao nhất là đỉnh Yên Phụ (246m) mang dáng vẻ uy nghi, sừng sững do nằm sát vùng đồng bằng thấp và bằng phẳng. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm nhìn thấy xa xa về phía Đông Bắc là đỉnh Yên Tử cao ngút tầng mây, gần hơn là dãy núi đá vôi Dương Nham (Kính Chủ) như một hòn non bộ khổng lồ giữa mênh mông sóng lúa của thung lũng Kinh Thầy tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Nhìn về phía Tây Nam của đỉnh Yên Phụ có thể bao quát toàn bộ miền đồng bằng châu thổ bát ngát của Hải Dương với sông ngòi uốn khúc quanh co nối tiếp nhau như những dải lụa.
Một điểm rất đặc biệt là hầu hết các khu vực núi đồi ở đây thường gắn liền với các di tích lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân văn hoá, các anh hùng dân tộc…như: Côn Sơn với Nguyễn Trãi; Kiếp Bạc với Trần Hưng Đạo; Đền Cao với An Sinh Vương Trần Liễu …chính điều này đã góp phần làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
- Địa hình Karst: Dạng địa hình Karst ở Hải Dương không nhiều, tập trung ở khu vực Nhị Chiểu, dãy núi Dương Nham (Kinh Môn). Tuy nhiên, các dạng địa hình Karst ở đây lại có những nét độc đáo riêng trong đó đáng chú ý là những khối sót lởm chởm đá tai mèo và hệ thống hang động thuộc khu di tích quốc gia động Kính Chủ đã được mệnh danh là “Nam thiên đệ lục động”
Những lợi thế về ĐKTN và TNDLTN là điều kiện đặc biệt quan trọng để Hải Dương có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch tham quan, sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng v.v…
1. Địa chất - địa mạo
Hải Dương có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, bình đồ cấu trúc địa chất phức tạp. Vào Paleozoi, vùng Hải Dương chịu chung chế độ biển ven rìa, quá trình tách giãn, lún chìm mạnh mẽ.Cuối Paleozoi, vùng được nâng lên thành lục địa và chịu sự bào mòn rửa trôi. Đến đầu Mesozoi, phần phía bắc của tỉnh và vùng lân cận, vỏ lục địa bị tách giãn lún chìm mạnh cho đến cuối Trias, lại bị dồn ép mạnh và được khép kín, dâng cao, quá trình uốn nếp, biến chất xảy ra mạnh. Giữa Mesozoi, toàn vùng được nâng cao tạo núi và chịu sự bóc mòn chung. Vào đầu Neogen, các đứt gãy sông Lô, Phả Lại - Bình Giang và Vĩnh Ninh tái hoạt động. Dọc các đứt gãy diễn ra quá trình tách giãn tạo nên các địa hào, địa hình bị lún chìm, biển tiến sâu vào lục địa. Đến đầu Đệ tứ, các quá trình lún chìm và nâng cao trên toàn vùng diễn ra có tính chu kỳ, dẫn đến biển tiến xen kẽ với biển thoái và đợt biển tiến cuối cùng vào đầu Holocen muộn.
Với các quá trình địa chất, địa mạo xảy ra mạnh mẽ đã tạo nên sự đa dạng trong địa hình. Địa hình được chia làm 2 phần rõ rệt là: phần đồi núi thấp và phần đồng bằng.
Phần đồi núi thấp có độ cao trung bình dưới 1000m chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở phía Bắc thuộc thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, có độ cao trung bình từ 3-4m. Vùng được hình thành do quá trình tự bồi đắp phù sa của s.Thái Bình và s.Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng. Có thể đánh giá, địa hình Hải Dương không phức tạp, song cũng có một số dạng địa hình đặc biệt có giá trị khai thác cho du lịch như:
- Dạng địa hình đồi núi thấp: Đây là dạng địa hình có ý nghĩa lớn nhất đối với sự phát triển của hoạt động du lịch của tỉnh, nơi thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch như: tham quan, thể thao, cắm trại, xây dựng các khu an dưỡng, sân golf…
Các khu vực tiêu biểu cho dạng địa hình này như: Khu vực đồi núi thấp Chí Linh với các dãy núi thấp ở khu Côn Sơn (Kỳ Lân 200m, Ngũ Nhạc 238m) với nhiều đỉnh mà từ đó có thể nhìn thấy toàn cảnh non nước Côn Sơn và vùng núi kế cận. Ngoài ra còn các núi như Phượng Hoàng, ngọn Nam Tào, Bắc Đẩu… đều là những địa danh có giá trị đối với hoạt động du lịch; khu vực núi An Phụ (Kinh Môn) có hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 14km. Dãy núi có nhiều đỉnh nhỏ, với các khe đèo có tên tuổi như: đèo Mông, khe Gạo… Đỉnh cao nhất là đỉnh Yên Phụ (246m) mang dáng vẻ uy nghi, sừng sững do nằm sát vùng đồng bằng thấp và bằng phẳng. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm nhìn thấy xa xa về phía Đông Bắc là đỉnh Yên Tử cao ngút tầng mây, gần hơn là dãy núi đá vôi Dương Nham (Kính Chủ) như một hòn non bộ khổng lồ giữa mênh mông sóng lúa của thung lũng Kinh Thầy tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Nhìn về phía Tây Nam của đỉnh Yên Phụ có thể bao quát toàn bộ miền đồng bằng châu thổ bát ngát của Hải Dương với sông ngòi uốn khúc quanh co nối tiếp nhau như những dải lụa.
Một điểm rất đặc biệt là hầu hết các khu vực núi đồi ở đây thường gắn liền với các di tích lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân văn hoá, các anh hùng dân tộc…như: Côn Sơn với Nguyễn Trãi; Kiếp Bạc với Trần Hưng Đạo; Đền Cao với An Sinh Vương Trần Liễu …chính điều này đã góp phần làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
- Địa hình Karst: Dạng địa hình Karst ở Hải Dương không nhiều, tập trung ở khu vực Nhị Chiểu, dãy núi Dương Nham (Kinh Môn). Tuy nhiên, các dạng địa hình Karst ở đây lại có những nét độc đáo riêng trong đó đáng chú ý là những khối sót lởm chởm đá tai mèo và hệ thống hang động thuộc khu di tích quốc gia động Kính Chủ đã được mệnh danh là “Nam thiên đệ lục động”
Khu vực Nhị Chiểu có tổng thể 32 hang động Karst, trong đó có nhiều hang động đẹp có giá trị du lịch như hang Hàm Long, hang Tâm Long, hang Đốc Tít… nhiều hang động còn gắn với các di chỉ khảo cổ gắn liền với lịch sử hình thành người Việt cổ, là căn cứ kháng chiến của nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Bộ phận đồi núi thấp của Hải Dương tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên, song lại có vai trò và tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch của tỉnh. Với những đặc điểm địa hình như vậy rất thích hợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch tham quan thắng cảnh, văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch thể thao, leo núi, cắm trại v.v…
2. Khí hậu
Cũng như các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Dương nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm với hai mùa: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa.
Sự phối hợp của địa hình và hoàn lưu gió mùa đông bắc, tây nam đã tạo sự phân hoá của khí hậu Hải Dương thành 2 vùng khí hậu đồng bằng và vùng khí hậu bán sơn địa. Sự phân hoá tuy không thật rõ rệt, song cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch tham quan, nghỉ mát trên núi…
Về chế độ nhiệt, hàng năm Hải Dương nhận được lượng bức xạ lớn với lượng bức xạ tổng cộng trung bình 116.4kcal/cm2, cán cân bức xạ trên 70kcal/cm2năm. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23.30C và phân hóa theo mùa. Mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) nhiệt độ trung bình khoảng 250C, mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) nhiệt độ trung bình khoảng 18 - 200C.
Lượng mưa trung bình từ 1400-1700mm. Khu vực mưa ít là vùng đồi núi thấp (lượng mưa trung bình năm khoảng 1400-1500mm), khu vực mưa nhiều là vùng đồng bằng với lượng mưa trung bình khoảng 1700mm. Chế độ mưa được chia làm 2 mùa: mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10) tập trung khoảng từ 80-85% lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa trung bình thấp chỉ khoảng 60 - 70mm, chiếm từ 15-20% tổng lượng mưa cả năm.
Chế độ ẩm, độ ẩm tương đối trung bình của Hải Dương rất cao khoảng 85-87%. Thời kỳ ẩm nhất xảy ra vào cuối đông, thời kỳ khô nhất xảy ra vào đầu mùa đông. Tuy nhiên, sự chênh lệch về độ ẩm giữa hai thời kỳ này là không đáng kể.
Nhìn chung, khí hậu Hải Dương rất thuận lợi cho hoạt động du lịch ở mức độ khác nhau. Với những đặc điểm khí hậu ở Hải Dương, hàng năm có 5 tháng rất thích hợp với hoạt động du lịch (nhiệt độ trung bình tháng:15-24oC, độ ẩm:14-21mb); 2 tháng có điều kiện tương đối thích hợp; 5 tháng thời tiết oi bức (nhiệt độ: 28-29oC, độ ẩm tuyệt đối trên 28mb).
Bên cạnh đó, một số dạng thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới (từ tháng 4 đến tháng 11), gió mùa đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau) đã gây trở ngại cho hoạt động du lịch.
3. Nguồn nước
Hải Dương có mạng lưới sông ngòi dày đặc và trải đều với nhiều sông lớn thuộc hệ thống s.Thái Bình như: s.Thái Bình, s.Luộc, s.Kinh Thầy, s.Mía, s.Kinh Môn, s.Văn Úc…Cùng với hệ thống sông chính còn có các sông đào như s.Cửu An, s.Sặt, s.Đình Đào, s.Cậy v.v…
Do đặc điểm của địa hình, các dòng chảy của các sông trên địa phận Hải Dương đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thuộc phần hạ lưu nên lòng sông thường rộng và không sâu, tốc độ dòng chảy chậm, tàu thuyền đi lại dễ. Đây là điều kiện thuận lợi để Hải Dương đẩy mạnh hình thành và phát triển các tour du lịch bằng đường sông.
Bên cạnh hệ thống sông ngòi, Hải Dương còn có diện tích hồ, ao, đầm khá lớn như: hồ Bến Tắm, hồ Côn Sơn, hồ Mật Sơn, hồ Bình Giang (Chí Linh); hồ Bạch Đằng (Tp Hải Dương), hồ An Dương (Thanh Miện)… Hệ thống hồ với đặc điểm thủy văn kết hợp với cảnh quan thiên nhiên là những điểm du lịch vui chơi, giải trí với nhiều hoạt động du lịch lý thú như bơi thuyền, câu cá, vãn cảnh…Một số hồ đã khai thác nhiều cho hoạt động dịch vụ như hồ Bạch Đằng - trung tâm vui chơi, giải trí của Tp Hải Dương; hồ An Dương (Thanh Miện) với sự phong phú về nguồn thuỷ sản, nơi cư trú của hàng ngàn con cò, hiện đang là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh.
Ngoài nguồn nước mặt dồi dào, Hải Dương còn có một trữ lượng nước ngầm khá phong phú. Lưu lượng từ giếng khoan từ 30-50m3/ngày đêm. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu từ 40-120m. Ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250-350m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ các mục địch khác nhau.
Đáng chú ý là nguồn nước khoáng Thạch Khôi (Gia Lộc), mạch nước khoan ở độ sâu khoảng 800m, nhiệt độ nước là 440C, thành phần khoáng hoá chứa nhiều muối i-on và các nguyên tố vi lượng quý, có giá trị chữa bệnh cao có thể phát triển loại hình du lịch chữa bệnh.
4. Sinh vật
Hải Dương hiện có hơn 8.8 nghìn ha đất có rừng, bao gồm 1353.71ha rừng đặc dụng, 7504.84ha rừng phòng hộ. Rừng tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn với thành phần loài đa dạng và phong phú với 528 loài thực vật bậc cao thuộc 396 chi, 145 họ bao gồm thực vật lấy gỗ, làm thuốc, ăn quả, nhiều thực vật quý hiếm như: Sưng nhiều trái, lim xanh, lát hoa, rau sắng, sa nhân, chân chim...; 237 loài động vật thuộc 36 bộ, 91 họ bao gồm các nhóm động vật như thú rừng, chim, bò sát, lưỡng cư... Nhiều loài động vật quý hiếm như cu li lớn, gấu ngựa, beo lửa, sóc bay lớn, tê tê vàng.
Sự phong phú về thảm thực vật rừng và động vật với nhiều loại quý hiếm kết hợp với các di tích lịch sử - văn hóa góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, hài hoà như khu vực danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai v.v…đã tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
Đặc biệt, Hải Dương có đảo cò ở Chi Lăng Nam (Thanh Miện) với hàng trăm loài cò, le le, mòng két, vạc…bay rợp trời giữa một đầm hồ mênh mông như một bức tranh thiên nhiên hoang dã tạo sức thu hút đối với du khách.
Như vậy, tài nguyên sinh vật của tỉnh tuy không thực sự phong phú và nổi tiếng, song lại có sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng, tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, du lịch sinh thái, thể thao, du lịch tâm linh gắn liền với tham quan nghỉ dưỡng.
Như vậy, ĐKTN Hải Dương có sự phân hóa đa dạng, tạo cho nơi đây nguồn TNDLTN phong phú. Sự kết hợp giữa ĐKTN và TNDLTN với các yếu tố nhân văn, đây được coi là một tiền đề, là cơ sở để phát triển du lịch với sự đa dạng về loại hình du lịch như du lịch văn hoá, tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch cuối tuần v.v…Tuy nhiên hiện nay công tác tổ chức, quản lý, khai thác nguồn TNDLTN còn chưa hợp lí, chưa có quy hoạch dẫn tới một số nơi cảnh quan tự nhiên bị phá hủy, ô nhiêm môi trường tự nhiên. Vì vậy, cần có sự đầu tư trong khai thác các dạng tài nguyên này cho phát triển du lịch để tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
2. Khí hậu
Cũng như các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Dương nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm với hai mùa: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa.
Sự phối hợp của địa hình và hoàn lưu gió mùa đông bắc, tây nam đã tạo sự phân hoá của khí hậu Hải Dương thành 2 vùng khí hậu đồng bằng và vùng khí hậu bán sơn địa. Sự phân hoá tuy không thật rõ rệt, song cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch tham quan, nghỉ mát trên núi…
Về chế độ nhiệt, hàng năm Hải Dương nhận được lượng bức xạ lớn với lượng bức xạ tổng cộng trung bình 116.4kcal/cm2, cán cân bức xạ trên 70kcal/cm2năm. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23.30C và phân hóa theo mùa. Mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) nhiệt độ trung bình khoảng 250C, mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) nhiệt độ trung bình khoảng 18 - 200C.
Lượng mưa trung bình từ 1400-1700mm. Khu vực mưa ít là vùng đồi núi thấp (lượng mưa trung bình năm khoảng 1400-1500mm), khu vực mưa nhiều là vùng đồng bằng với lượng mưa trung bình khoảng 1700mm. Chế độ mưa được chia làm 2 mùa: mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10) tập trung khoảng từ 80-85% lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa trung bình thấp chỉ khoảng 60 - 70mm, chiếm từ 15-20% tổng lượng mưa cả năm.
Chế độ ẩm, độ ẩm tương đối trung bình của Hải Dương rất cao khoảng 85-87%. Thời kỳ ẩm nhất xảy ra vào cuối đông, thời kỳ khô nhất xảy ra vào đầu mùa đông. Tuy nhiên, sự chênh lệch về độ ẩm giữa hai thời kỳ này là không đáng kể.
Nhìn chung, khí hậu Hải Dương rất thuận lợi cho hoạt động du lịch ở mức độ khác nhau. Với những đặc điểm khí hậu ở Hải Dương, hàng năm có 5 tháng rất thích hợp với hoạt động du lịch (nhiệt độ trung bình tháng:15-24oC, độ ẩm:14-21mb); 2 tháng có điều kiện tương đối thích hợp; 5 tháng thời tiết oi bức (nhiệt độ: 28-29oC, độ ẩm tuyệt đối trên 28mb).
Bên cạnh đó, một số dạng thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới (từ tháng 4 đến tháng 11), gió mùa đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau) đã gây trở ngại cho hoạt động du lịch.
3. Nguồn nước
Hải Dương có mạng lưới sông ngòi dày đặc và trải đều với nhiều sông lớn thuộc hệ thống s.Thái Bình như: s.Thái Bình, s.Luộc, s.Kinh Thầy, s.Mía, s.Kinh Môn, s.Văn Úc…Cùng với hệ thống sông chính còn có các sông đào như s.Cửu An, s.Sặt, s.Đình Đào, s.Cậy v.v…
Do đặc điểm của địa hình, các dòng chảy của các sông trên địa phận Hải Dương đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thuộc phần hạ lưu nên lòng sông thường rộng và không sâu, tốc độ dòng chảy chậm, tàu thuyền đi lại dễ. Đây là điều kiện thuận lợi để Hải Dương đẩy mạnh hình thành và phát triển các tour du lịch bằng đường sông.
Bên cạnh hệ thống sông ngòi, Hải Dương còn có diện tích hồ, ao, đầm khá lớn như: hồ Bến Tắm, hồ Côn Sơn, hồ Mật Sơn, hồ Bình Giang (Chí Linh); hồ Bạch Đằng (Tp Hải Dương), hồ An Dương (Thanh Miện)… Hệ thống hồ với đặc điểm thủy văn kết hợp với cảnh quan thiên nhiên là những điểm du lịch vui chơi, giải trí với nhiều hoạt động du lịch lý thú như bơi thuyền, câu cá, vãn cảnh…Một số hồ đã khai thác nhiều cho hoạt động dịch vụ như hồ Bạch Đằng - trung tâm vui chơi, giải trí của Tp Hải Dương; hồ An Dương (Thanh Miện) với sự phong phú về nguồn thuỷ sản, nơi cư trú của hàng ngàn con cò, hiện đang là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh.
Ngoài nguồn nước mặt dồi dào, Hải Dương còn có một trữ lượng nước ngầm khá phong phú. Lưu lượng từ giếng khoan từ 30-50m3/ngày đêm. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu từ 40-120m. Ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250-350m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ các mục địch khác nhau.
Đáng chú ý là nguồn nước khoáng Thạch Khôi (Gia Lộc), mạch nước khoan ở độ sâu khoảng 800m, nhiệt độ nước là 440C, thành phần khoáng hoá chứa nhiều muối i-on và các nguyên tố vi lượng quý, có giá trị chữa bệnh cao có thể phát triển loại hình du lịch chữa bệnh.
4. Sinh vật
Hải Dương hiện có hơn 8.8 nghìn ha đất có rừng, bao gồm 1353.71ha rừng đặc dụng, 7504.84ha rừng phòng hộ. Rừng tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn với thành phần loài đa dạng và phong phú với 528 loài thực vật bậc cao thuộc 396 chi, 145 họ bao gồm thực vật lấy gỗ, làm thuốc, ăn quả, nhiều thực vật quý hiếm như: Sưng nhiều trái, lim xanh, lát hoa, rau sắng, sa nhân, chân chim...; 237 loài động vật thuộc 36 bộ, 91 họ bao gồm các nhóm động vật như thú rừng, chim, bò sát, lưỡng cư... Nhiều loài động vật quý hiếm như cu li lớn, gấu ngựa, beo lửa, sóc bay lớn, tê tê vàng.
Sự phong phú về thảm thực vật rừng và động vật với nhiều loại quý hiếm kết hợp với các di tích lịch sử - văn hóa góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, hài hoà như khu vực danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai v.v…đã tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
Đặc biệt, Hải Dương có đảo cò ở Chi Lăng Nam (Thanh Miện) với hàng trăm loài cò, le le, mòng két, vạc…bay rợp trời giữa một đầm hồ mênh mông như một bức tranh thiên nhiên hoang dã tạo sức thu hút đối với du khách.
Như vậy, tài nguyên sinh vật của tỉnh tuy không thực sự phong phú và nổi tiếng, song lại có sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng, tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, du lịch sinh thái, thể thao, du lịch tâm linh gắn liền với tham quan nghỉ dưỡng.
Như vậy, ĐKTN Hải Dương có sự phân hóa đa dạng, tạo cho nơi đây nguồn TNDLTN phong phú. Sự kết hợp giữa ĐKTN và TNDLTN với các yếu tố nhân văn, đây được coi là một tiền đề, là cơ sở để phát triển du lịch với sự đa dạng về loại hình du lịch như du lịch văn hoá, tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch cuối tuần v.v…Tuy nhiên hiện nay công tác tổ chức, quản lý, khai thác nguồn TNDLTN còn chưa hợp lí, chưa có quy hoạch dẫn tới một số nơi cảnh quan tự nhiên bị phá hủy, ô nhiêm môi trường tự nhiên. Vì vậy, cần có sự đầu tư trong khai thác các dạng tài nguyên này cho phát triển du lịch để tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
Tài liệu tham khảo
[1].Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2010), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, NXB Thống kê.[2]. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1999), Địa lý du lịch, NXB TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Phạm Trung Lương và nnk (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.
[4]. Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hải Dương, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020.
[5]. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Địa chí Hải Dương - tập I, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[6]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hải Dương đến năm 2010, định hướng đến năm 2020