TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TRONG ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
- Thứ sáu - 22/10/2021 12:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TRONG ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TS. Nguyễn Đăng Tiến – Khoa Du lịch & Ngoại ngữ
1. Đặt vấn đề
Trong xu thế phát triển hiện nay và theo định hướng của Bộ GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học theo hướng nghiên cứu chỉ chiếm dưới 20%, còn lại là đào tạo theo hướng ứng dụng và thực hành, đây cũng là hướng đào tạo của trường Đại học Sao Đỏ hiện nay. Với mô hình đào tạo “Học đi đôi với hành” đòi hỏi sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đáp ứng ngay trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, có năng lực nghề nghiệp (khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ trong hoạt động nghề nghiệp). Trong đào tạo, tập trung mạnh mẽ vào thực hành nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là đối với chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Chính vị vậy, trong dạy và học ngoài các kiến thức lý thuyết hàn lâm cần cần bổ sung kiến thức thực tiễn, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ thông qua hình thức trải nghiệm thực tế.
Với mục tiêu đó, bài báo tập trung đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm thực tế trong đào tạo Hướng dẫn viên du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
2. Nội dung
2.1. Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm thực tế
Quan điểm và tư tưởng giáo dục về học thông qua trải nghiệm thực tế đã được đề cập từ lâu. Một số quan điểm triết học về vai trò của trải nghiệm thực tế trong giáo dục đào tạo như “Phương pháp giáo dục phải coi trọng thực hành, vận dung”, “Dạy học phải đảm bảo mối quan hệ với đời sống, giáo dục thông qua trò chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoài thiên nhiên”[1], “Học qua làm, học bắt đầu từ làm”[2]. Như vậy, trải nghiệm thực tế có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớp trong hoạt động đào tạo.
- Trải nghiệm là “con đường rút ngắn khoảng cách từ kiến thức hàn lâm đến thực tế”. Đó chính là việc giải quyết triệu để mối quan hệ biện chứng giữa lý luận – thực tiễn. Đợt trải nghiệm sẽ giúp cho mỗi giảng viên, sinh viên có cơ hội tìm hiểu, tích lũy kiến thức thực tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
- Trải nghiệm nhằm kiểm định lại những kiến thức lý thuyết so với thực tế khách quan là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất. Trải nghiệm là việc xác định những yêu cầu thực tế nghề nghiệp, đây là cơ sở để đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn. Thiết kế và triển khai các nghiên cứu khoa học ứng dụng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
- Trải nghiệm được coi là một phương pháp rèn luyện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống cho đội ngũ giảng viên và sinh viên. Là cách tiếp cận tích hợp trong đó kiến thức lý thuyết kết hợp với thực hành khi tham gia trực tiếp các quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ v.v…nhằm rèn luyện kỹ năng nghề và rèn luyện kỹ năng sống.
- Trải nghiệm là “con đường đi tìm và tự tạo cơ hội”. Các đợt trải nghiệm cũng là cơ hội đặt nền móng cho các mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường – doanh nghiệp, là cơ hội trong tìm kiếm việc làm của sinh viên.
2.1. Thực trạng hoạt động trải nghiệm thực tế trong đào tạo Hướng dẫn viên, trường Đại học Sao Đỏ.
2.1.1. Những hoạt động trải nghiệm thực tế đã thực hiện
* Đối với giảng viên
- Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch đầu năm học và chương trình từng bộ môn, Nhà trường, các khoa xây dựng kế hoạch trải nghiệm thực tế phù hợp từng chuyên môn của cán bộ giảng viên.
- Tổ chức các đợt trải nghiệm tại một số cơ sở đào tạo cùng chuyên ngành.
- Tổ chức các đợt trải nghiệm tại các doanh nghiệp.
- Tham gia trải nghiệm theo các chương trình hội thảo chuyên ngành.
- Tham gia các đợt trải nghiệm theo các chương trình học, bồi dưỡng tập nâng cao trình độ.
- Tham gia hướng dẫn trải nghiệm thực tế thông qua các đợt trải nghiệm và thực tập của sinh viên.
* Đối với sinh viên
- Hoạt động trải nghiệm thực tế gắn với chương trình đào tạo
Dựa vào mục tiêu đào tạo và nội dung chương trình đào tạo ngành Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch) để xây dựng kế hoạch trải nghiệm thực tế cho sinh viên theo các tour du lịch. Nội dung hoạt động trải nghiệm thực tế bao gồm:
+ Hoạt động trải nghiệm thực tế gắn với môn học
+ Hoạt động trải nghiệm thực tế gắn với thực tập
- Hoạt động trải nghiệm thực tế ngoài chương trình đào tạo
+ Trong quá trình học tập, sinh viên tự tổ chức các hoạt động dã ngoại tại các điểm đến.
+ Sinh viên tham gia vào các tour du lịch thông qua việc liên hệ với các doanh nghiệp Lữ hành
2.1.2. Đánh giá những kết quả và những hạn chế
* Kết quả đạt được
- 100% giảng viên đã xây dựng kế hoạch và tham gia hoạt động trải nghiệm tại các doanh nghiệp.
- 100% giảng viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo các yêu cầu và các chuẩn thực tế hiện nay.
- Các hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên theo chương trình đào tạo được thiết kế đa dạng, phù hợp với từng nội dung môn học và theo từng năm học
- Khoa có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp du lịch, tạo cơ hội cho giảng viên và sinh viên trong quá trình trải nghiệm thực tế.
* Những hạn chế
- Một số giảng viên, sinh viên chưa ý thức rõ vai trò, tính cấp thiết của hoạt động trải nghiệm thực tế đối với việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đào tạo và đáp ứng yêu cầu xã hội nên còn chưa tích cực tham gia. Một bộ phận chưa chủ động, thiếu tự tin khi tham gia trải nghiệm thực tế. Thời gian dành cho rèn luyện kỹ năng thực tế chưa nhiều, thậm chí chưa tự giác thực hiện kế hoạch trải nghiệm, việc hoàn thành kế hoạch trải nghiệm chỉ mang tính chất chống đối, kết quả đánh giá chỉ là bản giấy dựa trên cơ sở“xin - cho”.
- Do vị trí địa lý của trường xa các trung tâm kinh tế, các trung tâm du lịch lớn nên điều kiện và môi trường trải nghiệm khó khăn cho cả giảng viên và sinh viên.
- Về hình thức trải nghiệm, thời gian tổ chức các đợt trải nghiệm cho cán bộ giảng viên ngắn (1-2 ngày). Đặc biệt, trải nghiệm chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ tham quan thực tế để biết (tham quan các doanh nghiệp, tham quan các cơ sở đào tạo), chưa tổ chức tham gia trực tiếp vào các quá trình cung cấp dịch vụ để xác định mức độ hài lòng của khách với dịch vụ mình cung cấp.
- Giảng viên trẻ, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, trình độ chuyên môn mới chỉ dừng lại ở lý thuyết hàn lâm bởi chưa được kinh qua hoạt động thực tiễn.
- Sinh viên còn thụ động, chưa tích cực trong quá trình trải nghiệm thực tế
- Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị trải nghiệm thực tế và mức độ sẵn sàng tiếp nhận của các doanh nghiệp chưa cao.
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm thực tế
- Thay đổi nhận thức về hoạt động trải nghiệm thực tế cho mỗi giảng viên và sinh viên
Mỗi giảng viên, sinh viên cần định vị được bản thân về trình độ kiến thức thực tiễn của mình. Xác định rõ những khoảng trống về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề từ đó tự giác, chủ động trong bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề.
Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch được giao và tình hình thực tế của đơn vị, mỗi giảng viên cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng bằng hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là giảng viên trẻ. Tự giác và chủ động tạo cơ hội cho mình hoàn thiện bản thân, củng cố kiến thức, tích lũy kinh nghiệm.
- Xây dựng các chuẩn nghề nghiệp theo chuẩn quốc gia, quốc tế (chuẩn VTOS). Đây là cơ sở để giảng viên, sinh viên tham chiếu nhằm đạt được các yêu cầu về đào tạo và yêu cầu của xã hội về kỹ năng nghề nghiệp.
- Xây dựng yêu cầu cụ thể khi tham gia trải nghiệm thực tế
Để triển khai thực hiện đạt hiệu quả đòi hỏi chương trình, kế hoạch trải nghiệm phải được xây dựng khoa học, cụ thể từ việc xác định mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức trải nghiệm. Đối với mỗi giảng viên phải có đề cương về nội dung trải nghiệm trong đó xác định mục tiêu về kỹ năng nghề nghiệp cần đạt khi thực hiện xong chuyến trải nghiệm dựa trên các chuẩn nghề nghiệp đã xây dựng. Đối với sinh viên, cần xây dựng nội dung trải nghiệm theo hướng dẫn của giảng viên và những yêu cầu về môn học.
Giảng viên, sinh viên thực hiện hoạt động trải nghiệm cần tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý, hoạt động cung cấp dịch vụ như trực tiếp nhận hướng dẫn cho các đoàn khách, tham gia tổ chức các sự kiện v.v…
Kết quả đánh giá hoạt động trải nghiệm thực tế cần có sự kiểm tra đánh giá của 3 bên: Nhà trường (theo dõi, kiểm tra, đánh giá, so sánh kết quả trước và sau khi trải nghiệm về năng lực thực hành nghề nghiệp), doanh nghiệp đến trải nghiệm (thái độ khi tham gia, khả năng thích ứng và khả năng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp) và người trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà mình tạo ra (chất lượng sản phẩm dịch vụ, mức độ hài lòng…).
- Đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm
Trải nghiệm tại các doanh nghiệp lữ hành. Đây là những cơ sở tổ chức trải nghiệm chính và hiệu quả nhất. Giảng viên được tham gia vào các khâu, các quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ. Từ đó rèn luyện kỹ năng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Trải nghiệm tại các cơ sở, các trung tâm đào tạo khác cùng chuyên ngành. Tại đây, giáo viên học hỏi kinh nghiệm thông qua hoạt động trao đổi chuyên môn, chương trình đào tạo, đặc biệt là tham gia vào việc tổ chức các hoạt động đào tạo tại cơ sở trải nghiệm.
Trải nghiệm tại chỗ dựa trên cơ sở vật chất hiện có của nhà trường giúp giảng viên và sinh viên có cơ hội và môi trường rèn luyện kỹ năng nghề. Các hoạt động trải nghiệm tại chỗ được tổ chức thông qua các hình thức như: Câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, tổ chức sự kiện, các diễn đàn, sân khấu hóa v.v…
- Xây dựng các mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo
Nhà trường, Khoa đào tạo cần duy trì tốt mối liên kết với các doanh nghiệp đã kí kết thỏa thuận và không ngừng mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp mới để tạo cho cán bộ giảng viên, sinh viên có nhiều cơ hội trải nghiệm ở những doanh nghiệp khác nhau.
Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ thông qua hình thức thỉnh giảng, hướng dẫn sinh viên, tiếp nhận các chương trình thực tập v.v…
Xây dựng mối quan hệ với các cơ sở đào tạo có uy tín, có chất lượng để gửi cán bộ trải nghiệm học hỏi kinh nghiệm.
- Xây dựng các chế tài đủ mạnh trong hoạt động trải nghiệm thực tế
Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đối với giảng viên là hết sức quan trọng và cần thiết, tác động trực tiếp đến mục tiêu và hiệu quả đào tạo. Chính vì vậy, tiêu chí này cần được coi là một trong các tiêu chuẩn bắt buộc, được đưa vào quy chế, chế tài để có cơ sở pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.
Xây dựng chế tài dựa trên các chuẩn nghề nghiệp, định hướng phát triển Nhà trường. Giảng viên bên cạnh các yêu cầu về công tác giảng dạy theo quy định, đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực hành thực tế nghề nghiệp.
3. Kết luận
Trải nghiệm thực tế là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Hoạt động trải nghiệm thực tế có thể coi là một phương pháp tối ưu trong dạy và học, thông qua trải nghiệm thực tế giúp giảng viên và sinh viên trau dồi về kiến thức thực tế, thực hành các kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đào tạo và yêu cầu xã hội về nghề nghiệp. Để nâng cao hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm thực tế trong quá trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch cần phối hợp nhiều giải pháp như: nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên, xây dụng những yêu cầu theo các chuẩn nghề nghiệp, đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm, tạo mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp và xây dựng các chế tài trong hoạt động trải nghiệm thực tế.
Trong xu thế phát triển hiện nay và theo định hướng của Bộ GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học theo hướng nghiên cứu chỉ chiếm dưới 20%, còn lại là đào tạo theo hướng ứng dụng và thực hành, đây cũng là hướng đào tạo của trường Đại học Sao Đỏ hiện nay. Với mô hình đào tạo “Học đi đôi với hành” đòi hỏi sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đáp ứng ngay trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, có năng lực nghề nghiệp (khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ trong hoạt động nghề nghiệp). Trong đào tạo, tập trung mạnh mẽ vào thực hành nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là đối với chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Chính vị vậy, trong dạy và học ngoài các kiến thức lý thuyết hàn lâm cần cần bổ sung kiến thức thực tiễn, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ thông qua hình thức trải nghiệm thực tế.
Với mục tiêu đó, bài báo tập trung đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm thực tế trong đào tạo Hướng dẫn viên du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
2. Nội dung
2.1. Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm thực tế
Quan điểm và tư tưởng giáo dục về học thông qua trải nghiệm thực tế đã được đề cập từ lâu. Một số quan điểm triết học về vai trò của trải nghiệm thực tế trong giáo dục đào tạo như “Phương pháp giáo dục phải coi trọng thực hành, vận dung”, “Dạy học phải đảm bảo mối quan hệ với đời sống, giáo dục thông qua trò chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoài thiên nhiên”[1], “Học qua làm, học bắt đầu từ làm”[2]. Như vậy, trải nghiệm thực tế có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớp trong hoạt động đào tạo.
- Trải nghiệm là “con đường rút ngắn khoảng cách từ kiến thức hàn lâm đến thực tế”. Đó chính là việc giải quyết triệu để mối quan hệ biện chứng giữa lý luận – thực tiễn. Đợt trải nghiệm sẽ giúp cho mỗi giảng viên, sinh viên có cơ hội tìm hiểu, tích lũy kiến thức thực tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
- Trải nghiệm nhằm kiểm định lại những kiến thức lý thuyết so với thực tế khách quan là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất. Trải nghiệm là việc xác định những yêu cầu thực tế nghề nghiệp, đây là cơ sở để đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn. Thiết kế và triển khai các nghiên cứu khoa học ứng dụng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
- Trải nghiệm được coi là một phương pháp rèn luyện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống cho đội ngũ giảng viên và sinh viên. Là cách tiếp cận tích hợp trong đó kiến thức lý thuyết kết hợp với thực hành khi tham gia trực tiếp các quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ v.v…nhằm rèn luyện kỹ năng nghề và rèn luyện kỹ năng sống.
- Trải nghiệm là “con đường đi tìm và tự tạo cơ hội”. Các đợt trải nghiệm cũng là cơ hội đặt nền móng cho các mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường – doanh nghiệp, là cơ hội trong tìm kiếm việc làm của sinh viên.
2.1. Thực trạng hoạt động trải nghiệm thực tế trong đào tạo Hướng dẫn viên, trường Đại học Sao Đỏ.
2.1.1. Những hoạt động trải nghiệm thực tế đã thực hiện
* Đối với giảng viên
- Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch đầu năm học và chương trình từng bộ môn, Nhà trường, các khoa xây dựng kế hoạch trải nghiệm thực tế phù hợp từng chuyên môn của cán bộ giảng viên.
- Tổ chức các đợt trải nghiệm tại một số cơ sở đào tạo cùng chuyên ngành.
- Tổ chức các đợt trải nghiệm tại các doanh nghiệp.
- Tham gia trải nghiệm theo các chương trình hội thảo chuyên ngành.
- Tham gia các đợt trải nghiệm theo các chương trình học, bồi dưỡng tập nâng cao trình độ.
- Tham gia hướng dẫn trải nghiệm thực tế thông qua các đợt trải nghiệm và thực tập của sinh viên.
* Đối với sinh viên
- Hoạt động trải nghiệm thực tế gắn với chương trình đào tạo
Dựa vào mục tiêu đào tạo và nội dung chương trình đào tạo ngành Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch) để xây dựng kế hoạch trải nghiệm thực tế cho sinh viên theo các tour du lịch. Nội dung hoạt động trải nghiệm thực tế bao gồm:
+ Hoạt động trải nghiệm thực tế gắn với môn học
+ Hoạt động trải nghiệm thực tế gắn với thực tập
- Hoạt động trải nghiệm thực tế ngoài chương trình đào tạo
+ Trong quá trình học tập, sinh viên tự tổ chức các hoạt động dã ngoại tại các điểm đến.
+ Sinh viên tham gia vào các tour du lịch thông qua việc liên hệ với các doanh nghiệp Lữ hành
2.1.2. Đánh giá những kết quả và những hạn chế
* Kết quả đạt được
- 100% giảng viên đã xây dựng kế hoạch và tham gia hoạt động trải nghiệm tại các doanh nghiệp.
- 100% giảng viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo các yêu cầu và các chuẩn thực tế hiện nay.
- Các hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên theo chương trình đào tạo được thiết kế đa dạng, phù hợp với từng nội dung môn học và theo từng năm học
- Khoa có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp du lịch, tạo cơ hội cho giảng viên và sinh viên trong quá trình trải nghiệm thực tế.
* Những hạn chế
- Một số giảng viên, sinh viên chưa ý thức rõ vai trò, tính cấp thiết của hoạt động trải nghiệm thực tế đối với việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đào tạo và đáp ứng yêu cầu xã hội nên còn chưa tích cực tham gia. Một bộ phận chưa chủ động, thiếu tự tin khi tham gia trải nghiệm thực tế. Thời gian dành cho rèn luyện kỹ năng thực tế chưa nhiều, thậm chí chưa tự giác thực hiện kế hoạch trải nghiệm, việc hoàn thành kế hoạch trải nghiệm chỉ mang tính chất chống đối, kết quả đánh giá chỉ là bản giấy dựa trên cơ sở“xin - cho”.
- Do vị trí địa lý của trường xa các trung tâm kinh tế, các trung tâm du lịch lớn nên điều kiện và môi trường trải nghiệm khó khăn cho cả giảng viên và sinh viên.
- Về hình thức trải nghiệm, thời gian tổ chức các đợt trải nghiệm cho cán bộ giảng viên ngắn (1-2 ngày). Đặc biệt, trải nghiệm chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ tham quan thực tế để biết (tham quan các doanh nghiệp, tham quan các cơ sở đào tạo), chưa tổ chức tham gia trực tiếp vào các quá trình cung cấp dịch vụ để xác định mức độ hài lòng của khách với dịch vụ mình cung cấp.
- Giảng viên trẻ, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, trình độ chuyên môn mới chỉ dừng lại ở lý thuyết hàn lâm bởi chưa được kinh qua hoạt động thực tiễn.
- Sinh viên còn thụ động, chưa tích cực trong quá trình trải nghiệm thực tế
- Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị trải nghiệm thực tế và mức độ sẵn sàng tiếp nhận của các doanh nghiệp chưa cao.
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm thực tế
- Thay đổi nhận thức về hoạt động trải nghiệm thực tế cho mỗi giảng viên và sinh viên
Mỗi giảng viên, sinh viên cần định vị được bản thân về trình độ kiến thức thực tiễn của mình. Xác định rõ những khoảng trống về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề từ đó tự giác, chủ động trong bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề.
Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch được giao và tình hình thực tế của đơn vị, mỗi giảng viên cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng bằng hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là giảng viên trẻ. Tự giác và chủ động tạo cơ hội cho mình hoàn thiện bản thân, củng cố kiến thức, tích lũy kinh nghiệm.
- Xây dựng các chuẩn nghề nghiệp theo chuẩn quốc gia, quốc tế (chuẩn VTOS). Đây là cơ sở để giảng viên, sinh viên tham chiếu nhằm đạt được các yêu cầu về đào tạo và yêu cầu của xã hội về kỹ năng nghề nghiệp.
- Xây dựng yêu cầu cụ thể khi tham gia trải nghiệm thực tế
Để triển khai thực hiện đạt hiệu quả đòi hỏi chương trình, kế hoạch trải nghiệm phải được xây dựng khoa học, cụ thể từ việc xác định mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức trải nghiệm. Đối với mỗi giảng viên phải có đề cương về nội dung trải nghiệm trong đó xác định mục tiêu về kỹ năng nghề nghiệp cần đạt khi thực hiện xong chuyến trải nghiệm dựa trên các chuẩn nghề nghiệp đã xây dựng. Đối với sinh viên, cần xây dựng nội dung trải nghiệm theo hướng dẫn của giảng viên và những yêu cầu về môn học.
Giảng viên, sinh viên thực hiện hoạt động trải nghiệm cần tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý, hoạt động cung cấp dịch vụ như trực tiếp nhận hướng dẫn cho các đoàn khách, tham gia tổ chức các sự kiện v.v…
Kết quả đánh giá hoạt động trải nghiệm thực tế cần có sự kiểm tra đánh giá của 3 bên: Nhà trường (theo dõi, kiểm tra, đánh giá, so sánh kết quả trước và sau khi trải nghiệm về năng lực thực hành nghề nghiệp), doanh nghiệp đến trải nghiệm (thái độ khi tham gia, khả năng thích ứng và khả năng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp) và người trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà mình tạo ra (chất lượng sản phẩm dịch vụ, mức độ hài lòng…).
- Đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm
Trải nghiệm tại các doanh nghiệp lữ hành. Đây là những cơ sở tổ chức trải nghiệm chính và hiệu quả nhất. Giảng viên được tham gia vào các khâu, các quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ. Từ đó rèn luyện kỹ năng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Trải nghiệm tại các cơ sở, các trung tâm đào tạo khác cùng chuyên ngành. Tại đây, giáo viên học hỏi kinh nghiệm thông qua hoạt động trao đổi chuyên môn, chương trình đào tạo, đặc biệt là tham gia vào việc tổ chức các hoạt động đào tạo tại cơ sở trải nghiệm.
Trải nghiệm tại chỗ dựa trên cơ sở vật chất hiện có của nhà trường giúp giảng viên và sinh viên có cơ hội và môi trường rèn luyện kỹ năng nghề. Các hoạt động trải nghiệm tại chỗ được tổ chức thông qua các hình thức như: Câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, tổ chức sự kiện, các diễn đàn, sân khấu hóa v.v…
- Xây dựng các mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo
Nhà trường, Khoa đào tạo cần duy trì tốt mối liên kết với các doanh nghiệp đã kí kết thỏa thuận và không ngừng mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp mới để tạo cho cán bộ giảng viên, sinh viên có nhiều cơ hội trải nghiệm ở những doanh nghiệp khác nhau.
Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ thông qua hình thức thỉnh giảng, hướng dẫn sinh viên, tiếp nhận các chương trình thực tập v.v…
Xây dựng mối quan hệ với các cơ sở đào tạo có uy tín, có chất lượng để gửi cán bộ trải nghiệm học hỏi kinh nghiệm.
- Xây dựng các chế tài đủ mạnh trong hoạt động trải nghiệm thực tế
Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đối với giảng viên là hết sức quan trọng và cần thiết, tác động trực tiếp đến mục tiêu và hiệu quả đào tạo. Chính vì vậy, tiêu chí này cần được coi là một trong các tiêu chuẩn bắt buộc, được đưa vào quy chế, chế tài để có cơ sở pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.
Xây dựng chế tài dựa trên các chuẩn nghề nghiệp, định hướng phát triển Nhà trường. Giảng viên bên cạnh các yêu cầu về công tác giảng dạy theo quy định, đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực hành thực tế nghề nghiệp.
3. Kết luận
Trải nghiệm thực tế là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Hoạt động trải nghiệm thực tế có thể coi là một phương pháp tối ưu trong dạy và học, thông qua trải nghiệm thực tế giúp giảng viên và sinh viên trau dồi về kiến thức thực tế, thực hành các kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đào tạo và yêu cầu xã hội về nghề nghiệp. Để nâng cao hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm thực tế trong quá trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch cần phối hợp nhiều giải pháp như: nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên, xây dụng những yêu cầu theo các chuẩn nghề nghiệp, đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm, tạo mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp và xây dựng các chế tài trong hoạt động trải nghiệm thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Minh Hiển (2013), Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Deway. J (2012), Kinh nghiệm và giáo dục, NXB Trẻ Tp Hồ Chí Minh.
[3] Nguyễn Thị Liên (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục.