THÁNG 11 - THÁNG TRI ÂN NHỮNG NGƯỜI GIEO MẦM XANH
- Thứ hai - 13/11/2023 08:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ai đó đã từng nói, có một nghề không chạm đất vẫn cho ra trái ngọt, có một nghề bụi phấn bám đầy tay, có một nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý đó là nghề giáo. Chẳng biết ai đã yêu quý gọi những người thầy, người cô là những người chèo đò thầm lặng mà sao cao đẹp quá, để cả một đời người lái đò đưa những chuyến đò sang sông cập bến tri thức bằng cả tấm lòng.
“Lặng xuôi năm tháng êm trôi con đò kể chuyện một thời rất xưa rằng người chèo chống đón đưa mặc cho bụi phấn giữa trưa vơi nhiều.”
Đúng vậy! Chúng em là sinh viên của Trường Đai học Sao Đỏ nói chung và Khoa Du lịch và Ngoại ngữ nói riêng biết ơn trường là nơi ghi dấu của một thời tuổi trẻ và hơn cả thầy cô nơi đây là người cha, người mẹ thứ hai dạy chúng em bằng trái tim nhiệt huyết, bằng tri thức ngàn vàng, dạy cho chúng tôi nhìn thấy tương lai của bản thân.
Tận tâm, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô đã chọn công việc ngày ngày đưa những chuyến đò sang sông không quản nắng mưa đâu hay mái tóc đã ngã phôi phai theo năm tháng, đâu hay tháng năm đã hằn sâu trên khuôn mặt và khóe mắt của cô thầy.
Sự dạy dỗ, bảo ban của thầy cô đã cho thấy sự thành công qua các thế hệ sinh viên. Bài học không chỉ được học từ sách vở mà còn là những bài học trong cuộc sống, từ những điều nhỏ nhặt nhất đến những việc lớn luôn được ân cần chỉ bảo. Trong mắt chúng em chiếc bảng đen phấn trắng vừa là trí thức vừa là sự đức độ của người thầy. Những bài học quý giá của thầy cô trong Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, lòng nhiệt huyết, ngọn lửa truyền cảm hứng của các thầy cô luôn được chúng em khắc cốt ghi tâm và là hành trang trưởng thành của chúng em sau này.
Đúng vậy! Chúng em là sinh viên của Trường Đai học Sao Đỏ nói chung và Khoa Du lịch và Ngoại ngữ nói riêng biết ơn trường là nơi ghi dấu của một thời tuổi trẻ và hơn cả thầy cô nơi đây là người cha, người mẹ thứ hai dạy chúng em bằng trái tim nhiệt huyết, bằng tri thức ngàn vàng, dạy cho chúng tôi nhìn thấy tương lai của bản thân.
Tận tâm, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô đã chọn công việc ngày ngày đưa những chuyến đò sang sông không quản nắng mưa đâu hay mái tóc đã ngã phôi phai theo năm tháng, đâu hay tháng năm đã hằn sâu trên khuôn mặt và khóe mắt của cô thầy.
Sự dạy dỗ, bảo ban của thầy cô đã cho thấy sự thành công qua các thế hệ sinh viên. Bài học không chỉ được học từ sách vở mà còn là những bài học trong cuộc sống, từ những điều nhỏ nhặt nhất đến những việc lớn luôn được ân cần chỉ bảo. Trong mắt chúng em chiếc bảng đen phấn trắng vừa là trí thức vừa là sự đức độ của người thầy. Những bài học quý giá của thầy cô trong Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, lòng nhiệt huyết, ngọn lửa truyền cảm hứng của các thầy cô luôn được chúng em khắc cốt ghi tâm và là hành trang trưởng thành của chúng em sau này.
“Dù bài độc tấu không có tiếng vỗ tay, dù sân khấu không có hoa nhưng khi viên phấn trên tay có thể khiến mọi âm sắc chạm đến cảm xúc khai mở tri thức”. Cảm ơn những người thầy người cô của Trường Đại học Sao Đỏ đã là ngôi sao sáng trong những năm là sinh viên của chúng em. Nhân ngày 20/11 - một ngày vô cùng ý nghĩa, chúng em xin kính chúc thầy cô luôn vững tay chèo, luôn tận tâm - trí - tuệ để cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả và vĩ đại. Cảm ơn thầy cô vì đã chọn công việc trồng người cao quý nhất trong những nghề cao quý này. Nếu công việc khác chỉ cần vài giờ vài ngày, vài tháng hay vài năm để hoàn thành thì công việc trồng người cần đến trăm năm nghĩa là cả đời người để nhận về trái ngọt ở cuối con đường. Vậy nên mười năm rèn luyện sách đèn, công danh gặp bước chớ quên ơn thầy.
“Tri thức ngày xưa trở lại đây,
Ân tình sâu nặng của cô thầy!
Người mang ánh sáng soi đời trẻ;
Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
Đò đến vinh quang nơi đất lạ;
Cám ơn người đã lái đò hay!
Ơn này trò mãi ghi trong dạ…
Người đã giúp con vượt đắng cay! “
Ân tình sâu nặng của cô thầy!
Người mang ánh sáng soi đời trẻ;
Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
Đò đến vinh quang nơi đất lạ;
Cám ơn người đã lái đò hay!
Ơn này trò mãi ghi trong dạ…
Người đã giúp con vượt đắng cay! “